Phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm ở Trấn Yên: Phòng là chính

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/2/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Năm 2008, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã có trên 1 triệu gia cầm được tiêm vác xin phòng cúm gia cầm, trên 10 nghìn con gia súc được tiêm phòng LMLM, tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng, dịch tả lợn đều đạt 82% kế hoạch đề ra…

Trấn Yên hiện có 17 nghìn con trâu bò.
Trấn Yên hiện có 17 nghìn con trâu bò.

Năm 2008, các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm ở huyện Trấn Yên giảm nhiều và chỉ xuất hiện dịch lở mồm long móng (LMLM) ở thị trấn Cổ Phúc. Ổ dịch đã được Trạm Thú y huyện và chính quyền địa phương bao vây, xử lý kịp thời nên không lây lan rộng. Đến nay, Trấn Yên đã được công bố hết dịch LMLM, việc vận chuyển, mua bán giết mổ gia súc trở lại bình thường.

Dù dịch bệnh đã được khống chế nhưng không nên chủ quan. Hiện nay, huyện đang triển khai công tác tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm. Ông Nguyễn Ngọc Thanh - Trạm trưởng Trạm thú y Trấn Yên cho biết: “Dù dịch bệnh đã được khống chế nhưng huyện rất chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh nói chung và dịch LMLM bùng phát trở lại. Trong đó, việc tiêm phòng cho gia súc gia cầm được coi là “tường thành” vững chắc để bảo vệ gia súc gia cầm. Theo kế hoạch, sẽ tập trung vào đầu tháng 3 và sẽ tiêm 10.000 liều tụ huyết trùng trâu bò, trên 9.000 liều tụ huyết trùng lợn và 8000 liều dịch tả lợn…”.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng việc tiêm phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm ở Trấn Yên mới chỉ triển khai tập trung ở các khu vực có nguy cơ cao, nơi chăn nuôi gia cầm tập trung, các xã đã phát dịch trước đây và xã tiếp giáp với xã có dịch, nơi tập trung buôn bán, giết mổ gia cầm... Trong năm 2009, sẽ không có kế hoạch tiêm phòng bệnh cúm gia cầm và LMLM trên đàn gia súc, do không có hỗ trợ vắc xin.

Năm 2008, huyện Trấn Yên đã có trên 1 triệu gia cầm được tiêm vác xin phòng cúm gia cầm, trên 10 nghìn con gia súc được tiêm phòng LMLM, tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng, dịch tả lợn đều đạt 82% kế hoạch đề ra… 

Nhìn chung, tỷ lệ tiêm phòng còn thấp, nhận thức người dân chưa đầy đủ về công tác tiêm phòng cho vật nuôi.  Đa số các chủ hộ chăn nuôi còn trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước, các loại vắc xin tiêm phòng được Nhà nước hỗ trợ  thì tỷ lệ tiêm phòng cao hơn còn nếu phải bỏ tiền ra thì công tác tiêm phòng gần như bị bỏ ngỏ. Hiện nay, huyện Trấn Yên có gần 17 nghìn con trâu bò các loại, trên 47 nghìn con lợn và 410 nghìn con gia cầm.

Để chăn nuôi phát triển ổn định thì các hộ chăn nuôi cần tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh. Trong khoảng tháng 3 và 4, thời tiết chuyển mùa, bệnh tụ huyết trùng trâu, bò rất dễ xảy ra, đặc biệt ở các xã vùng cao.

Để ngăn chặn dịch tụ huyết trùng trên đàn gia súc, Trạm Thú y huyện đang triển khai tiêm phòng vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng. 10.000 liều tiêm theo kế hoạch sẽ tập trung ở các xã vùng cao và việc tiêm phòng dịch tả lợn cũng được tiến hành. Tuy nhiên, tiêm phòng tụ huyết trùng và dịch tả cho đàn lợn gặp nhiều khó khăn do người dân không mặn mà. Số đông các hộ chăn nuôi lợn cho rằng thời gian nuôi lợn ngắn nên rất ít hộ chú ý.

Lý do nữa khiến tiêm phòng đạt tỷ lệ thấp là do cán bộ thú y chưa có “quyền lợi” nên thực sự chưa nhiệt tình gắn trách nhiệm với công việc. Do không có chi phí trong quá trình điều tra dịch bệnh định kỳ, thu nhập chủ yếu của cán bộ thú y thôn bản là bằng đi làm dịch vụ. Đấy là chưa kể đến việc cán bộ thú y giấu bệnh để điều trị nhằm có thêm thu nhập. Chính quyền một số địa phương còn coi nhẹ công tác thú y, chưa có sự chỉ đạo quyết liệt đồng bộ để đôn đốc các chủ chăn nuôi tiêm phòng cho gia súc gia cầm.

Các biện pháp bao vây khống chế dịch bệnh chỉ là khi sự việc đã rồi và vấn đề quan trọng nhất trong công tác thú y đó là phòng dịch. Vì vậy, cần tập trung tiêm phòng cho gia súc, gia cầm đúng liều lượng và tiến độ sẽ góp phần giảm bệnh cho gia súc gia cầm để đưa ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

Văn Thông

Các tin khác
Những người may áo mới cho đồng.

YBĐT - Hối hả vào vụ, trên những cánh đồng vùng trọng điểm lúa Đại-Phú-An, huyện Văn Yên (Yên Bái) rộn rã tiếng cười, tiếng máy. Chúng tôi gọi những nông dân tay mạ thoăn thoắt cấy trong nắng xuân là những người may áo mới cho đồng. Những giọt mồ hôi thánh thót như những đường chỉ cuối cùng cho chiếc áo mới, như những nốt nhạc trong bài ca ca ngợi sức lao động của con người...

Trong phát triển kinh tế xã đã chỉ đạo nhân dân tập trung gieo cấy 2 vụ lúa được 103 ha.

YBĐT - Phúc An là một trong 6 xã vùng III đặc biệt khó khăn của huyện Yên Bình (Yên Bái), có nhiều dân tộc sinh sống như: Dao, Cao Lan, Tày, trình độ dân trí không đồng đều, phong tục tập quán còn lạc hậu, đời sống còn không ít khó khăn. Trước thực trạng đó, Đảng bộ xã đã đề ra nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Xi măng “cung” đang vượt “cầu”.
Ảnh: Công nhân Nhà máy Xi măng Yên Bình vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ. (Ảnh: Thu Trang)

YBĐT - Năm 2008, cả nước có 10 nhà máy xi măng đi vào sản xuất. Năm 2009 sẽ có thêm 18 dự án mới đi vào hoạt động. Nhu cầu tiêu thụ xi măng, theo tính toán của Bộ Xây dựng, khoảng 45 triệu tấn trong khi sản lượng xi măng sản xuất cả nước là trên 60 triệu tấn (riêng các nhà máy xi măng lò quay xấp xỉ 57 triệu tấn). Các tỉnh trung du, miền núi khu vực quanh Yên Bái với khoảng 5 triệu dân thì sản lượng xi măng sản xuất đã là trên 6 triệu tấn. Dư thừa xi măng và bài toán thị trường đang làm “đau đầu” các doanh nghiệp...

Trước tình hình lượng tồn kho của các DN sản xuất giấy đã đến mức báo động (khoảng 100.000 tấn), ngày 25.2, Bộ Công Thương đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng cho phép áp dụng ngay biện pháp tự vệ khẩn cấp đối với một số mặt hàng giấy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục