Tích cực thăm đồng phòng trừ sâu bệnh

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/9/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Đến thời điểm đầu tháng 9, toàn tỉnh Yên Bái đã có hơn 1.152ha lúa mùa bị nhiễm sâu bệnh. Đặc biệt, nhiều diện tích lúa bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng với mật độ cao. Một số địa phương Văn Chấn, Nghĩa Lộ… đã xuất hiện cháy rầy cục bộ. Nếu không có biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mà còn nhiều diện t

Vụ mùa năm nay, toàn tỉnh đưa vào gieo cấy trên 19.437 ha. Nông dân tập trung đầu tư, chăm sóc, nhờ vậy toàn bộ diện tích lúa sinh trưởng, phát triển tốt. Đến nay, diện tích lúa mùa sớm đang trong giai đoạn vào chắc, trà chính vụ đang trong giai đoạn làm đòng. Tuy nhiên, tình hình sâu bệnh diễn biến hết sức phức tạp và đang có chiều hướng gia tăng. Các đối tượng sâu bệnh gây hại chủ yếu là: rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm, bệnh khô vằn, bọ xít dài, chuột và đạo ôn cổ bông.

Qua thực tế cho đến ngày 7/9, toàn tỉnh đã có trên 1.152 ha bị nhiễm sâu bệnh, trong đó có 65,1ha bị nhiễm nặng. Đặc biệt, do thời tiết nắng mưa xen kẽ ẩm độ cao nên tập đoàn rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh mạnh và đã có 330 ha bị mắc rầy, tập trung ở 7 huyện thị vùng thấp.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật thì mật độ cao hơn so với các năm trước, trung bình 750 - 1.500con/mét vuông, cao 3000 con/m2, cục bộ trên diện hẹp mật độ lên tới 7000con/m2, rầy chủ yếu ở tuổi 1 - 2 và trưởng thành. Một số nơi mật độ rầy cao đã có hiện tượng gối lứa (vừa có sâu non lẫn sâu trưởng thành) gây cháy rầy cục bộ trên trà lúa giai đoạn trỗ bông  - ngậm sữa ở các huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ, Trạm Tấu.

Ngoài ra, cũng tại thời điểm này, sâu cuốn lá nhỏ cũng đang hoành hành ở nhiều địa phương trong tỉnh với diện tích 488,5 ha (tăng 3,6 lần so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhiễm nặng là 31,4 ha). Các huyện bị nhiễm nhiều là Văn Chấn 225 ha, Văn Yên 86 ha, Trấn Yên 40 ha. Mật độ sâu cuốn lá gây hại trung bình là 10 - 15con/m2, cao 25 - 30con/m2, cá biệt có nơi mật độ lên tới 120con/m2. Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật thì trong thời gian tới lứa sâu mới nở sẽ gây hại mạnh trên lá đòng của trà lúa chính vụ vào đúng giai đoạn làm đòng - trỗ bông. Do vậy, các huyện, thị và bà con không có biện pháp phòng trừ kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nặng tới năng suất lúa.

Bà Phạm Thị Kim Tính - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Yên Bái cho biết: “Diện tích lúa mùa bị nhiễm sâu bệnh không nhiều như các năm trước nhưng mật độ lại dầy hơn. Thời tiết thời gian này diễn biến phức tạp, trời nắng nóng xen lẫn mưa kéo dài là điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát sinh và phát triển gây hại. Những ngày này Chi cục Bảo vệ thực vật đã tăng cường cán bộ kỹ thuật đi kiểm tra thăm đồng và đôn đốc hướng dẫn nông dân phun thuốc diệt trừ một cách hiệu quả. Đồng thời, thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình sâu bệnh để có biện pháp chỉ đạo phòng trừ kịp thời. Hiện nay, nhiều diện tích lúa đang trong giai đoạn làm đòng nếu không phun kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa. Thời điểm này đáng lo nhất là dịch rầy nâu, sâu cuốn là nhỏ, vì thế chúng tôi tập trung phòng chống loại dịch này”.

Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra bà con không nên chủ quan, lơ là và cần tích cực thăm đồng, chủ động phát hiện kịp thời sâu, bệnh hại lúa để có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Các địa phương cần nhanh chóng khoanh vùng diện tích nhiễm rầy, sâu cuốn lá cao để phòng trừ hiệu quả và chuẩn bị đầy đủ thuốc bảo vệ thực vật để phục vụ nông dân một cách kịp thời tiện lợi cho việc phòng trừ sâu bệnh từ nay đến cuối vụ.

Văn Thông

Các tin khác
Hỗ trợ chính sách thuế tại Chi cục Thuế
huyện Văn Yên.

YBĐT - Thời gian qua, Chi cục Thuế huyện Lục Yên (Yên Bái) đã thực hiện nhiều giải pháp tích cực trong công tác thu ngân sách địa phương. Số thu ngân sách đến nay đã đạt trên 10 tỷ đồng. Một số khoản thu đạt và vượt kế hoạch năm là thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất và thu khác của ngân sách...

Ngày 11-9, Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam cho biết, năm 2009, cả nước có 105 dây chuyền sản xuất xi măng (XM) với tổng công suất thiết kế hơn 61 triệu tấn. Sản lượng XM năm 2008 đạt xấp xỉ 40,1 triệu tấn, tăng khoảng 40% so với năm 2005 và tăng 240% so với năm 2001.

Toàn bộ các chất nhóm CFC gây hại tầng ozone sẽ bị cấm nhập từ ngày 1/1/2010 theo cam kết mà VN đã cam kết khi tham gia Nghị định thư Montreal vào năm 2014, tin từ Tổng cục Khí tượng Thủy văn & Biến đổi Khí hậu (Bộ Tài Nguyên&Môi trường) ngày 12/9 cho biết.

Bộ NN&PTNT vừa có công điện gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phía Bắc về việc cảnh giác đối với bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VL-LXL) trên lúa bộc phát lần đầu tiên ở phía Bắc để phát hiện, phòng trừ kịp thời.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục