Trồng tre măng Bát Độ ở Trấn Yên: Thành công do “bốn nhà” liên kết

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/9/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Năm 2003, huyện Trấn Yên bắt đầu đưa vào trồng thử nghiệm tre măng Bát Độ, đến hết năm 2008, huyện đã có trên 1000 ha và trở thành nơi có diện tích tre măng lớn nhất tỉnh Yên Bái.

Cây trồng này đã tạo ra sản phẩm hàng hoá có giá trị trên thị trường, đem lại nguồn thu nhập ổn định và tiến tới làm giàu cho hàng ngàn hộ nông dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện. Có được kết quả đó, không thể không kể đến mối liên kết chặt chẽ và sự tác động qua lại lẫn nhau giữa “bốn nhà” (Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông).

Vào thời điểm năm 2002 - 2003, khi các cây nguyên liệu giấy như: keo, bồ đề, bạch đàn có giá trị chưa cao, thời gian thu hoạch dài, cây quế bị rớt giá... trong khi đó Trấn Yên có hơn 4000 ha đất đồi rừng là tiềm năng lớn để phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Vì vậy, đòi hỏi bức thiết là phải tìm ra được loại cây trồng đáp ứng yêu cầu: dễ trồng, đầu tư không cao, nhanh cho thu hoạch, giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như tập quán canh tác của bà con.

Sau khi trồng thử nghiệm, đến năm 2006, diện tích tre măng Bát Độ trên toàn huyện đã đạt 615 ha, sản lượng măng sơ chế cho thu hoạch gần 2000 tấn. Để mở rộng diện tích tre Bát Độ, huyện đã tiến hành quy hoạch, rà soát đất đai đối với các xã nằm trong vùng dự án, dự kiến đến năm 2010 toàn huyện có 1.045 ha tre Bát Độ. Việc quy hoạch, mở rộng diện tích đất trồng tre đã tạo ra vùng nguyên liệu tập trung, góp phần thuận lợi cho việc quản lý, giám sát đầu tư và thu mua sản phẩm.

Tỉnh Yên Bái đã có chính sách hỗ trợ cho nông dân Trấn Yên 5 triệu đồng/ha và huyện hỗ trợ 500 ngàn đồng/ha, doanh nghiệp cũng hỗ trợ cho người dân vay củ giống để họ yên tâm sản xuất. Năm 2007 và 2008, mặc dù tỉnh không còn chính sách hỗ trợ cho phát triển diện tích trồng mới nhưng Trấn Yên thực hiện chính sách hỗ trợ với mức 2 triệu đồng/ha. Bắt đầu từ năm 2009, huyện chỉ hỗ trợ cho đồng bào Mông 50% giá giống để giúp bà con giảm bớt khó khăn.

Diện tích trồng tre măng đã được mở rộng và đem lại hiệu quả kinh tế cao là nhờ có sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc đưa ra các chủ trương, chính sách hỗ trợ đúng đắn, củng cố lòng tin của nông dân với chính quyền, đồng thời giúp họ thấy được sự quan tâm của chính quyền đối với các chương trình kinh tế trọng điểm của huyện. Bên cạnh đó, huyện cũng đã ưu tiên quy hoạch cơ sở hạ tầng cho vùng trồng tre măng để thuận lợi cho việc đi lại, lưu thông hàng hoá, sản xuất được đảm bảo. Trong 12 xã thuộc vùng dự án trồng tre măng của huyện thì có 9 xã được nâng cấp đường giao thông, xây dựng đường điện lưới.

Ngoài chính sách hỗ trợ cho nông dân, UBND huyện đã tạo điều kiện Công ty TNHH Vạn Đạt hoàn thành việc xây dựng nhà máy chế biến nông sản tại xã Âu Lâu. Chính quyền cũng thể hiện vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng sản xuất. Mô hình trồng tre Bát Độ thành công không thể không kể đến vai trò của cán bộ kỹ thuật trong việc chuyển tải những kiến thức về kỹ thuật, tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Nhà nước tới người nông dân, tư vấn về đầu ra sản phẩm để họ yên tâm sản xuất, tạo tiền đề cho phát triển vùng nguyên liệu bền vững.

Nhờ sự chủ động vào cuộc một cách tích cực của các cấp chính quyền trong thực hiện các biện pháp như: ban hành chính sách hỗ trợ sản xuất, quy hoạch, định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp... mà sự liên kết giữa “bốn nhà” mới phát huy hiệu quả và đem lại lợi ích cho người nông dân cũng như cho xã hội. Dự án trồng tre măng Bát Độ ở Trấn Yên thành công là kinh nghiệm quý cho các chương trình, dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh trong những năm tiếp theo.

  N.M

Các tin khác
Mô hình cần có khu vườn chăn thả riêng.

YBĐT - Sau hơn 2 tháng nuôi, mô hình đã thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ tham gia. Dự kiến thu lãi từ 9 đến 10 ngàn đồng/con.

YBĐT - Đến thời điểm đầu tháng 9, toàn tỉnh Yên Bái đã có hơn 1.152ha lúa mùa bị nhiễm sâu bệnh. Đặc biệt, nhiều diện tích lúa bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng với mật độ cao. Một số địa phương Văn Chấn, Nghĩa Lộ… đã xuất hiện cháy rầy cục bộ. Nếu không có biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mà còn nhiều diện tích có nguy cơ mất trắng.

Hỗ trợ chính sách thuế tại Chi cục Thuế
huyện Văn Yên.

YBĐT - Thời gian qua, Chi cục Thuế huyện Lục Yên (Yên Bái) đã thực hiện nhiều giải pháp tích cực trong công tác thu ngân sách địa phương. Số thu ngân sách đến nay đã đạt trên 10 tỷ đồng. Một số khoản thu đạt và vượt kế hoạch năm là thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất và thu khác của ngân sách...

Ngày 11-9, Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam cho biết, năm 2009, cả nước có 105 dây chuyền sản xuất xi măng (XM) với tổng công suất thiết kế hơn 61 triệu tấn. Sản lượng XM năm 2008 đạt xấp xỉ 40,1 triệu tấn, tăng khoảng 40% so với năm 2005 và tăng 240% so với năm 2001.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục