Nhật Bản chính thức mở cửa cho thanh long Việt Nam
- Cập nhật: Thứ tư, 21/10/2009 | 12:00:00 AM
Theo Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 (Bộ NN&PTNT), Chính phủ Nhật Bản đã chính thức giải tỏa lệnh cấm đối với thanh long của Việt Nam và cho phép nhập khẩu thanh long vào thị trường này. Thông tin này được công bố trên công báo Chính phủ Nhật Bản ngày 20-10.
Như vậy, thanh long sẽ là trái cây tươi đầu tiên của VN được phép xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản sau bốn năm chuẩn bị. Trong đó có ba năm triển khai dự án nghiên cứu xử lý thanh long bằng hơi nước nóng và hơn một năm chờ Nhật Bản gỡ bỏ lệnh cấm.
Ông Nguyễn Hồng Hưng, phó giám đốc Công ty chế biến trái cây Yasaka (đơn vị đang sở hữu dây chuyền xử lý thanh long bằng hơi nước nóng), cho biết trong tuần tới Nhật Bản sẽ cử chuyên gia sang kiểm tra các lô hàng tại nhà máy trước khi xuất khẩu. Nếu mọi việc thuận tiện thì trong tháng 11 Yasaka sẽ xuất khẩu lô thanh long đầu tiên sang thị trường Nhật Bản bằng máy bay.
(Theo TTO)
Các tin khác
YBĐT - Việc thay đổi nhân sự lãnh đạo đầu năm 2009 là nhân tố quyết định sự ổn định của doanh nghiệp. Hội đồng quản trị (HĐQT) quyết định các phương án sản xuất kinh doanh trên cơ sở dân chủ, tôn trọng ý kiến cổ đông, tập thể thống nhất cao, đồng tâm tìm hướng tháo gỡ đưa doanh nghiệp thoát khỏi trì trệ. Công ty cổ phần chè Minh Thịnh đã hoàn thiện cơ chế khoán, giao quyền tự chủ cho quản đốc các nhà máy chế biến có sự quản lý chặt chẽ của HĐQT và Ban giám đốc.
YBĐT - Với việc đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất xi măng bằng công nghệ lò quay, công suất 350 nghìn tấn một năm, Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái được coi là "đầu tầu" của nền công nghiệp địa phương. Với những gì đã đạt được từ đầu năm đến nay và cả phương hướng phấn đấu của quý IV nước rút, doanh nghiệp xứng đáng giữ vị trí số 1 của khối công nghiệp địa phương Yên Bái.
YBĐT - Từ những nương chè quốc doanh đầu tiên do những người lính Cụ Hồ trồng tại thị trấn Nông trường Trần Phú (Văn Chấn), đến nay toàn tỉnh Yên Bái đã có gần 13 ngàn ha chè, trong đó có 10 ngàn ha chè kinh doanh, đứng thứ 3 toàn quốc về diện tích cũng như sản lượng. Nhưng có điều là suốt hơn 40 năm qua, cuộc sống của hàng ngàn hộ làm chè vẫn đứng trước ngưỡng cửa đói nghèo. Điều tưởng như vô lý nhưng ai thấu hiểu về chè, tâm huyết với chè thì lại thấy có lý, bởi cung cách làm ăn giữa nông dân - doanh nghiệp và nhà buôn đang có nhiều điều phải bàn lại.
Phải minh bạch hóa chi phí đầu vào của xăng dầu. Chỉ trong thời hạn nhất định nào đó, giá đầu vào tăng nhưng chưa điều chỉnh giá tương ứng thì mới lấy quỹ bình ổn ra bù.