Ôtô nhập khẩu tăng giá

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/10/2009 | 12:00:00 AM

Đồng tiền của các quốc gia xuất khẩu xe có giá hơn so với đồng USD; Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan ấn định tăng mức giá tính thuế đối với một số dòng xe nhập khẩu, xe trong nước khan hiếm... Tất cả những lý do trên khiến giá xe bắt đầu tăng mạnh.

Giá tăng mạnh – khách hàng và doanh nghiệp bức xúc

Ngày 20.10, hàng loạt thông tin đã khiến thị trường xe ôtô nhập khẩu bị sốc. Đại diện một DN nhập khẩu cho biết, bản thân hầu hết các DN cũng khá bị động với việc tăng giá này.

Anh Tuấn Hà - một khách hàng mua xe - ta thán: “Thật ức chế khi mà sau vài ngày, tôi đã phải mất thêm vài chục triệu đồng cho một chiếc xe ôtô chỉ bởi một quyết định mang tính chính sách”. Trong khi đó, bản thân các DN nhập khẩu cũng... kêu trời.

Đại diện DN cho biết: “Thông thường, chúng tôi nhận hợp đồng xe rồi sau đó mới thực hiện thủ tục nhập xe. Khi nhận hợp đồng, chúng tôi gần như đã ấn định giá cả. Thế nhưng đến nay, khi hàng về đến VN thì lại bị đội giá lên. Chúng tôi cho rằng, đáng ra nếu thực hiện ấn định giá, các cơ quan quản lý cần có lộ trình với thời gian hợp lý và công bố rộng rãi để chúng tôi còn chủ động làm ăn. Nay với việc mỗi chiếc xe đội giá vài chục triệu đồng, cả lô xe đội giá hàng tỉ đồng thì DN làm ăn thật khó khăn”.

Đại diện DN cho biết, có hai lý do khiến hàng loạt dòng xe ôtô nhập khẩu tăng giá. Lý do đầu tiên là hầu hết các nền kinh tế đều có dấu hiệu phục hồi, khi đó đồng tiền nội tệ của nước hoặc khu vực mà các DN nhập khẩu xe đã mạnh lên so với đồng USD. Ví dụ như tại Hàn Quốc, các DN nhập khẩu xe sẽ phải giao dịch bằng đồng won. Khi đồng tiền này mạnh lên thì cũng có nghĩa là khi giao dịch, các DN sẽ phải chi phí lượng tiền USD nhiều hơn.

Lý do thứ hai và cũng là lý do chính là hầu hết các dòng xe nhập khẩu đã bị Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan ấn định mức giá nhập khẩu cao hơn trước đây. Vì thế, hầu hết các dòng xe nhập khẩu đều tăng mạnh.

Cụ thể, giá tính thuế dòng xe Camry nhập khẩu từ Đài Loan về tăng 2.500USD/xe và tăng 4.500USD/xe tổng giá sau thuế; xe Lacetti có mức tăng gần 1.000USD/xe và xe Hyundai Genesis Coupe tăng tới 3.500USD/xe...

Các DN cũng cho biết, các dòng xe có xuất xứ từ Hàn Quốc là có mức tăng cao nhất. Cũng theo danh mục quản lý rủi ro về giá do Tổng cục Hải quan vừa công bố thì các loại xe nhập khẩu nguyên chiếc mới 100%, hay xe đã qua sử dụng đều bị nâng giá lên mức cao hơn từ vài trăm USD đến cả chục nghìn USD.

Thị trường chịu tác động xấu

Cách đây không lâu, Vama đã có công văn gửi Bộ Tài chính, Bộ Công Thương... “giả định” có chuyện DN nhập khẩu xe ôtô đã khai thấp giá xe để tính thuế. Trao đổi với phóng viên ngày 20.10, nhiều khách hàng và đại diện DN bức xúc và đặt câu hỏi: Nếu không có... “giả định” của Vama, liệu các cơ quan quản lý có ấn định việc tăng giá nhập khẩu xe?

Liệu có phải Vama đã thắng thế trong cuộc chiến nhằm hạn chế xe nhập khẩu, cho dù các DN của Vama hiện không đủ năng lực sản xuất xe trong nước để đáp ứng nguồn cung cho thị trường?

Trước diễn biến này, nhiều ý kiến cho rằng dường như các cơ quan quản lý đã lựa chọn cách ứng xử chưa phù hợp lắm. Luật gia Hữu Dung cho biết: Trong khi xe lắp ráp trong nước không đáp ứng nổi nhu cầu, trong khi thuế nhập khẩu đã cao, các loại thuế VAT, tiêu thụ đặc biệt cũng đã tăng mạnh... thì nay với cú tăng giá này sẽ tác động xấu đến thị trường xe ôtô.

Đặc biệt là vào thời điểm cuối năm, thị trường này càng thêm sôi động và đây sẽ là sức ép lớn về giá bán cho người tiêu dùng. Xét cho cùng, Nhà nước được thêm một phần thuế, thế nhưng người tiêu dùng trong nước phải bỏ ra khoản tiền cao hơn để “gánh chịu rủi ro”, trong khi thị trường lại chịu tác động xấu.

Bên cạnh đó, một lo ngại khác là lẽ thường, các DN nhập khẩu khi đàm phán về giá sẽ tìm cách để ép giá thấp ngay từ nơi xuất khẩu. Nay với biểu giá mới này, rất có thể đây lại là “cơ sở” cho chính các nhà xuất khẩu xe ép giá trở lại đối với DN nhập khẩu xe trong nước. Khi đó, cả DN nhập khẩu và người tiêu dùng trong nước đều phải chịu chung rủi ro.

Hơn nữa, cần có sự bình đẳng vì DN nhập khẩu cũng là làm ăn, có đóng góp cho Nhà nước và một phần làm đối trọng với các DN trong nước.

Trong khi đó, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan đều khẳng định, việc áp giá này là có cơ sở và không liên quan gì đến “tác động” của Vama.

Bên cạnh đó, đây là việc làm cần thiết để hạn chế gian lận thương mại qua giá. Thực tế là thời gian qua, đã có không ít DN gian lận qua giá và lách thuế.

Được biết trước đó, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Hải quan tiến hành rà soát, truy thu thuế gian lận với số tiền lên đến hơn 25 tỉ đồng.

(Theo TPO)

Các tin khác
Giá vàng giảm 20.000 đồng/chỉ so với sáng qua.

Sáng nay (21/10), giá vàng trong nước đã hạ nhiệt, giảm tới 20.000 đồng/chỉ so với mức "đỉnh" được lập vào sáng 20/10. Hôm qua, dù giá cao nhưng người dân vẫn có xu hướng đi mua vàng.

Theo Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 (Bộ NN&PTNT), Chính phủ Nhật Bản đã chính thức giải tỏa lệnh cấm đối với thanh long của Việt Nam và cho phép nhập khẩu thanh long vào thị trường này. Thông tin này được công bố trên công báo Chính phủ Nhật Bản ngày 20-10.

Nhờ củng cố mạng lưới thu mua Công ty bảo đảm đủ nguyên liệu chế biến cho 3 nhà máy, công suất 50 tấn/ngày.

YBĐT - Việc thay đổi nhân sự lãnh đạo đầu năm 2009 là nhân tố quyết định sự ổn định của doanh nghiệp. Hội đồng quản trị (HĐQT) quyết định các phương án sản xuất kinh doanh trên cơ sở dân chủ, tôn trọng ý kiến cổ đông, tập thể thống nhất cao, đồng tâm tìm hướng tháo gỡ đưa doanh nghiệp thoát khỏi trì trệ. Công ty cổ phần chè Minh Thịnh đã hoàn thiện cơ chế khoán, giao quyền tự chủ cho quản đốc các nhà máy chế biến có sự quản lý chặt chẽ của HĐQT và Ban giám đốc.

Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái luôn quan tâm, bảo đảm đầy đủ các chế độ, quyền lợi cho người lao động.
(Ảnh: Quang Tuấn)

YBĐT - Với việc đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất xi măng bằng công nghệ lò quay, công suất 350 nghìn tấn một năm, Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái được coi là "đầu tầu" của nền công nghiệp địa phương. Với những gì đã đạt được từ đầu năm đến nay và cả phương hướng phấn đấu của quý IV nước rút, doanh nghiệp xứng đáng giữ vị trí số 1 của khối công nghiệp địa phương Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục