Về miền đất sông Chảy

  • Cập nhật: Thứ bảy, 2/1/2010 | 9:00:09 AM

YBĐT - Tô Mậu là vùng đất giàu truyền thống lịch sử văn hoá, nằm dọc theo hữu ngạn sông Chảy ở phía Tây Bắc của huyện Lục Yên (Yên Bái). Với diện tích tự nhiên 20,4 km2, toàn xã có 608 hộ với 2.680 khẩu được chia làm 3 khu dân cư là Làng Thắm, Làng Mường và Khe Mạ.

Sông Chảy - nơi diễn ra những hoạt động lễ hội đầu năm.
Sông Chảy - nơi diễn ra những hoạt động lễ hội đầu năm.

Trước đây, Tô Mậu là xã nghèo, giao thông đi lại tương đối khó khăn, phức tạp, đặc biệt là 4 thôn bản vùng Khe Mạ, nơi đồng bào dân tộc Dao sinh sống, đời sống chủ yếu là độc canh cây lúa nên mức thu nhập còn thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo cao.

Dẫn chúng tôi đi thăm những xứ đồng dọc suốt từ khu vực Làng Thắm, Làng Mường đến khu vực thôn trung tâm xã, ông Hoàng Trọng Phức - Chủ tịch UBND xã Tô Mậu kể: “Đây chính là nơi từng gánh chịu hậu quả nặng nề của đợt bão lũ xảy ra năm 2008. Vụ đông năm nay, toàn xã gieo trồng được trên 55 ha cây mầu, trong đó có 26,5 ha ngô trên đất 2 vụ lúa. Có lẽ đây là vụ đông có diện tích gieo trồng cao nhất từ trước đến nay, vì  trước đây người dân chưa có thói quen trồng cây vụ ba”.

Xác định nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, chuyển dịch nhanh, mạnh cơ cấu cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, Đảng bộ, chính quyền xã đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề về phát triển vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, thâm canh, mở rộng diện tích gieo trồng cây vụ ba trên đất 2 lúa, khai thác đất đồi, soi bãi, trồng sắn, khoai tím, lạc, đậu tương...

Trong sản xuất nông nghiệp đã đưa cơ cấu giống lúa và các loại cây trồng giống mới năng suất cao vào sản xuất đạt trên 90%. Toàn xã gieo cấy được 182 ha nước cả năm, năng suất bình quân đạt 50,25 tạ/ha; diện tích ngô cả năm là 165 ha, năng suất bình quân 35 tạ/ha; tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt 1.513 tấn, đạt 100% kế hoạch, tăng 10 tấn so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã khoá 18 đề ra.

Toàn xã còn, trồng mới được 120 ha rừng, quản lý tốt việc khai thác lâm sản, công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên và rừng phòng hộ sông Chảy 100 ha. Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định; phòng chống, ngăn chăn dịch bệnh kịp thời, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng, tổng giá trị ước đạt trên 2,5 tỷ đồng.

Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, từ nguồn vốn kích cầu, Chương trình 135 và vốn ngân sách Nhà nước, năm 2009 xã Tô Mậu được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng một số công trình trọng điểm như: kiên cố hoá đường giao thông nông thôn, xây dựng trường mầm non, trạm y tế xã và đang triển khai xây dựng công trình cầu Cây Si ở thôn Nặm Pó..., phục vụ nhu cầu giao lưu đi lại của nhân dân, với tổng trị giá thực hiện ước đạt trên 3,6 tỷ đồng.

Đẩy mạnh các hoạt động thương mại, tài chính, tín dụng, thông qua các tổ chức đoàn thể, xã đã đứng ra tín chấp vay vốn với Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện hỗ trợ hội viên đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi, xuất khẩu lao động... với số dư nợ trên 3 tỷ 200 triệu đồng. Nhiều hội viên nhờ vốn vay đã vươn lên thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 34% năm 2008 xuống còn 13,4 % năm 2009. Đời sống văn hoá tinh thần của nhân ngày được nâng lên, đến nay 100% số thôn bản có điện lưới quốc gia, 9/ 10 thôn bản đã ra mắt xây dựng thôn văn hoá. phấn đấu hết năm 2009, được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế; bình quân thu nhập đầu người đạt 6,5 triệu đồng/năm; lương thực đạt 450kg/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 13,4%.

Bước sang năm 2010, với tinh thần tự lực, tự cường vượt qua mọi khó khăn thách thức, phát huy sức mạnh nội lực và tranh thủ, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định quốc phòng - an ninh; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, Đảng bộ, nhân dân xã Tô Mậu phấn đấu xây dựng địa phương trở thành xã phát triển toàn diện của vùng ven sông Chảy.  

 Đức Toàn

Các tin khác
Đập dâng công trình Thủy điện Hồ Bốn đang được chủ đầu tư đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ tthi công. (Ảnh: T.A)

YBĐT - Năm 2009, tăng trưởng kinh tế của Yên Bái đạt gần 13%, nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng cao trong cả nước. Trong bối cảnh nền kinh tế vừa ra khỏi lạm phát tiếp tục chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, đó là mức tăng trưởng khá ngoạn mục. Doanh nghiệp – với vai trò là “xương sống” của nền kinh tế đã có những đóng góp rất quan trọng vào sự tăng trưởng đó.

Được mùa ngô. (Ảnh: Thanh Miền)

YBĐT - Cánh đồng rộng lớn, đất đai phì nhiêu là vậy nhưng nếu tính bình quân thì chưa đạt 400 m2 ruộng/người, dù có thâm canh, có đầu tư, được mùa thì cuối vụ cũng chỉ lãi 200 - 300 ngàn đồng, tất cả chi phí sinh hoạt của nông dân đều trông vào số tiền ấy.

Bên suối.

YBĐT - Cái tên Đồng Ruộng ở xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên (Yên Bái) không biết có từ bao giờ? Ngay cả già làng Giàng A Nhà - một trong những người định cư sớm nhất ở bản này cũng không biết vì sao lại có cái tên đó. Chỉ biết rằng, ở bản Đồng Ruộng có suối Ngòi Bu ngày đêm rì rầm như lời thì thầm tỏ tình của trai gái Mông giữa đại ngàn thanh bình. Ở đây có thác 9 tầng (còn gọi là thác Ông Và), quanh năm róc rách. 193 con người cùng sinh sống trong bản Đồng Ruộng cùng đoàn kết để đưa Đồng Ruộng bước qua đói nghèo.

Công nhân Công ty cổ phần Lâm nghiệp Văn Chấn gieo ươm chè giống cung cấp cho niên vụ chè 2010.

YBĐT - So với nhiều địa phương khác trong huyện Văn Chấn (Yên Bái), xã Tân Thịnh được coi là xã có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế – xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục