Trấn Yên: Chuyển động trong công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/1/2010 | 9:23:05 AM

YBĐT - Cũng như nhiều địa phương khác, năm 2009 tình hình sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) trên địa bàn huyện Trấn Yên (Yên Bái) gặp không ít khó khăn.

Sản phẩm gỗ rừng trồng được chế biến tại xã Hưng Thịnh (Trấn Yên). (Ảnh: Thu Trang)
Sản phẩm gỗ rừng trồng được chế biến tại xã Hưng Thịnh (Trấn Yên). (Ảnh: Thu Trang)

Tuy nhiên, với sự nỗ lực của các cấp uỷ, chính quyền, của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hoạt động sản xuất CN-TTCN trên địa bàn huyện không những vượt qua khó khăn mà có bước đột phá mạnh mẽ, phát triển cả về số lượng và quy mô sản xuất. Năm 2009 là năm huyện đạt giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất từ trước đến nay.

Là huyện vùng thấp của tỉnh, Trấn Yên có tiềm năng để phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, trong đó chủ yếu là sản xuất lương thực như: lúa, ngô, chè, phát triển kinh tế rừng mà chủ yếu là rừng trồng nên Trấn Yên đã có chủ trương khuyến khích phát triển CN-TTCN, nhất là đối với công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Trong năm 2009, toàn huyện đã thành lập mới 64 cơ sở sản xuất CN-TTCN (nâng tổng số cơ sở chế biến CN - TTCN lên 1.264 cơ sở).

Sản xuất công nghiệp của huyện tập trung vào một số lĩnh vực thế mạnh của địa phương như: sản xuất chế biến gỗ rừng trồng, chế biến chè, khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng. Việc mở ra nhiều cơ sở chế biến gỗ rừng trồng trên địa bàn huyện đã giúp nông dân trồng rừng tiêu thụ được sản phẩm, tạo thêm nhiều  việc làm mới cho người lao động; doanh thu của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tăng, huyện có thêm nguồn thu vào ngân sách Nhà nước.

Nhà máy chế biến gỗ ở xã Quy Mông được thành lập và đi vào hoạt động hơn 2 năm nay, đây là một trong số ít doanh nghiệp có quy mô sản xuất công nghiệp lớn của huyện. Tuy vừa tiếp tục đầu tư, vừa sản xuất, kinh doanh nhưng trong năm 2009, nhà máy đã thu mua 4000m3 gỗ cho nhân dân trong xã và các xã lân cận. Ngoài ra, để có đủ nguyên liệu sản xuất, nhà máy còn thu mua trên 2.500m3 gỗ bóc, sản xuất gần 5.300m3 gỗ sản phẩm gồm: ván bóc, ván ép dán.

Bằng sự cố gắng của trên 1.200 cơ sở chế biến, sản xuất công nghiệp lớn nhỏ trên địa bàn toàn huyện, giá trị sản xuất CN - TTCN năm 2009 của Trấn Yên đạt trên 115 tỷ đồng, trong đó công nghiệp địa phương đạt gần 80 tỷ đồng (tăng trên 3% so với nghị quyết Đảng bộ huyện đề ra. Một số sản phẩm có mức tăng cao so với kế hoạch và so với cùng kỳ năm trước là: chế biến chè, gỗ ván bóc, ván ép, đũa gỗ xuất khẩu, gạch xây dựng.

Xác định phát triển CN-TTCN là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2010, Trấn Yên sẽ tập trung đẩy mạnh phát triển CN-TTCN trên cơ sở khai thác tốt tiềm năng lợi thế; có cơ chế chính sách phù hợp và tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút mọi thành phần kinh tế đầu tư và phát triển, phấn đấu nâng tổng giá trị sản xuất lên 141 tỷ đồng, trong đó công nghiệp địa phương đạt 100 tỷ đồng.

Để đạt được mục tiêu đề ra, huyện Trấn Yên tập trung thực hiện một số giải pháp như: thực hiện tốt chính sách ưu đãi đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vay vốn từ các nguồn của trung ương và của tỉnh, của các chương trình, dự án; khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng sức cạnh tranh trên thị trường và giảm thiểu ô nhiễm môi trường...

Vận động và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thành lập mới các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất CN-TTCN; thực hiện tốt mối liên kết lâu dài giữa người cung cấp nguyên liệu, người chế biến và người tiêu dùng; tiếp tục quy hoạch, đầu tư vào các vùng nguyên liệu; chủ động tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả trên địa bàn; phối hợp với các doanh nghiệp làm tốt công tác giải phóng mặt bằng; tổ chức tuyên truyền phổ biến các cơ chế, chính sách về khuyến khích phát triển CN-TTCN trên địa bàn huyện.

P.V

Các tin khác
Trung tâm huyện lỵ Mù Cang Chải.

YBĐT - Năm 2009, tổng sản lượng lương thực của Mù Cang Chải (Yên Bái) lần đầu tiên đạt 18.680 tấn, tăng hơn 1.000 tấn so với năm 2008.

YBĐT - Trạm Kiểm lâm Bản Dõng quản lý địa bàn 9 xã vùng thượng huyện Văn Chấn (Yên Bái) với 14.389 ha rừng tự nhiên.

YBĐT - Những cánh đồng khoai tây đang “chín” như nở ra trên đồng đất. Những nụ cười rạng rỡ vang và lan xa trong nắng mới. Khoai tây- một cây trồng không mới nhưng vụ đông 2009-2010, huyện Văn Chấn đã chỉ đạo thành công trồng khoai tây giống mới theo hướng liên kết “4 nhà”, tăng hiệu quả kinh tế và mở hướng bền vững trong sản xuất nông nghiệp...

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 124/QĐ-TTg giao kế hoạch vốn trái phiếu chính phủ (TPCP) năm 2010.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục