Đảng bộ xã Cát Thịnh: Thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc

  • Cập nhật: Thứ tư, 3/3/2010 | 2:52:56 PM

YBĐT -

Thuộc vùng ngoài của huyện Văn Chấn (Yên Bái), xã Cát Thịnh có 10 dân tộc chung sống ở 26 thôn, bản, trong đó đồng bào Mông là dân tộc thiểu số đông nhất. Địa bàn rộng, giáp ranh nhiều và là trung tâm giao lưu, buôn bán của khu vực vùng ngoài nên thời gian trước, tình hình xã hội trên địa bàn xã diễn biến phức tạp, đặc biệt là an ninh dân tộc và an ninh tôn giáo.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy Văn Chấn, Đảng bộ xã Cát Thịnh tập trung lãnh đạo, ra nhiều nghị quyết chuyên đề về công tác dân tộc như: Nghị quyết về phát triển kinh tế vùng cao; Nghị quyết quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, xây dựng gia đình, làng, bản văn hóa; Nghị quyết về phạt hành chính đối với các trường hợp vi phạm chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình... đã nhận được sự đồng tình hưởng ứng của đông đảo nhân dân.

Đặc biệt, Đảng bộ xã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số; củng cố bộ máy lãnh đạo từ xã xuống các thôn, bản, nhất là các thôn, bản vùng cao có 100% đồng bào Mông và Dao sinh sống. Đảng bộ cũng quan tâm bồi dưỡng, kết nạp Đảng đối với quần chúng là người dân tộc thiểu số. Đến nay, xã Cát Thịnh đã xóa hết chi bộ ghép.

Việc làm cụ thể, thiết thực và có hiệu quả nên những năm qua, đồng bào các dân tộc xã Cát Thịnh đã nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết thôn, bản, dòng họ cũng như củng cố mối đoàn kết lương - giáo.

Có sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua Chương trình 134, 135, chương trình ổn định định canh định cư, chống di cư tự do... nhân dân địa phương thi đua lao động, sản xuất, xóa đói giảm nghèo; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; duy trì chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.

Nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trồng và bảo vệ rừng, không phát nương làm rẫy, không tái trồng cây thuốc phiện, không du canh du cư. Bên cạnh đó, đồng bào được vay vốn phát triển sản xuất và các thôn, bản vùng cao khai hoang được trên 20 ha ruộng nước, trồng chè Shan, chè nhập nội.

Nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu và mạnh dạn đầu tư sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao như nuôi ếch, ba ba và xây dựng các mô hình kinh tế tổng hợp cho thu nhập một năm từ 50 triệu đồng trở lên.

Điển hình là hộ ông Sa Quang Huy ở thôn Ba Khe 2, thu nhập một năm 300 triệu đồng từ nuôi ba ba và nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã có thu nhập cao, ổn định. Điều đó khẳng định hướng đi đúng trong phát triển kinh tế, nhất là kinh tế vùng cao, vùng dân tộc của xã Cát Thịnh.

Tích cực thâm canh tăng vụ, tăng năng suất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, năm 2009, sản lượng lương thực có hạt của xã đạt 2.737 tấn; thu nhập bình quân đầu người đạt 8 triệu đồng, tăng 10% so với năm 2008.

Tuy nhiên, thực hiện các chính sách về dân tộc, công tác đại đoàn kết dân tộc của địa phương cũng còn nhiều vấn đề phải quan tâm. Đảng bộ xã đã có định hướng, trước hết tiếp tục giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp để đẩy mạnh phát triển kinh tế; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng cao, vùng dân tộc tôn giáo; tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; bảo vệ tài nguyên rừng, giữ môi trường trong lành.

Mặt khác tiếp tục có nhiều nghị quyết chuyên đề để ổn định, phát triển vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là phát triển kinh tế, quy hoạch dân cư; vận động đồng bào chấp hành các nghị quyết chuyên đề về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; lựa chọn, bố trí cán bộ phụ trách vùng cao, vùng dân tộc tôn giáo; quan tâm bồi dưỡng, kết nạp Đảng các đối tượng là người dân tộc thiểu số và củng cố chi bộ, nâng cao năng lực, sức chiến đấu.

Cùng nỗ lực của địa phương, Cát Thịnh rất cần sự quan tâm của huyện, của tỉnh trong việc xây dựng đề án phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số, phát triển giáo dục vùng cao, tăng cường quản lý Nhà nước về vấn đề tôn giáo và đặc biệt quan tâm đến việc hạ sơn của đồng bào Mông.

Được như vậy, Đảng bộ xã Cát Thịnh sẽ có thêm điều kiện tốt để triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số cũng như công tác đại đoàn kết trên địa bàn.

Ngọc Lan

Các tin khác
Cải cách TTHC đã cắt giảm được khoảng 1.000 tỉ đồng chi phí cho các DN.

Theo đánh giá của Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng thì Bộ Tài chính là cơ quan có số lượng TTHC nhiều, song đã thực hiện việc rà soát tốt nhất số lượng TTHC.

Sau hai ngày biến động nhẹ, giá vàng trong nước sáng nay đã tăng thêm 150.000 đồng/lượng sau khi giá vàng thế giới tăng gần 20USD.

Chiều 2-3, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc và Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Mítxuô Sacaba đã thay mặt chính phủ hai nước ký công hàm trao đổi về việc Chính phủ Nhật Bản cung cấp cho Chính phủ Việt Nam gần 26 tỷ yên tín dụng ưu đãi trong khuôn khổ Viện trợ Phát triển chính thức (ODA).

Rừng nguyên sinh Nà Hẩu. (Ảnh: T.P)

YBĐT - Văn Yên (Yên Bái) có diện tích rừng trên 89.289 ha, trong đó có 56.715ha rừng tự nhiên và rừng phòng hộ đầu nguồn có trữ lượng thực vật lớn và nhiều loại gỗ quý hiếm nên công tác quản lý và bảo vệ rừng luôn gặp khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục