Mở đường để dân xóa đói giảm nghèo

  • Cập nhật: Thứ tư, 4/8/2010 | 2:58:18 PM

YBĐT - Để thực hiện việc mở tiếp đoạn đường có chiều dài trên 5 km trong tổng chiều dài hơn 15 cây số vào bản Làng Giàng, xã Nậm Có (huyện Mù Cang Chải) giúp cho 33 hộ đồng bào dân tộc Mông đi lại dễ dàng, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Yên Bái đã huy động 50 cán bộ, chiến sỹ với nhiều phương tiện, máy móc, xe vận tải hiện đại cùng 300 dân quân tự vệ do Ban Chỉ huy quân sự huyện Mù Cang Chải huy động từ 5 xã là: Púng Luông, Dế Su Phình, Kim Nọi, Cao Phạ và Nậm Có đến làm việc trên công trường.

Máy ủi san mặt đường vào bản Làng Giàng - Nậm Có.
Máy ủi san mặt đường vào bản Làng Giàng - Nậm Có.

Trước đây, đường bản Làng Giàng xa lắm và việc đi lại rất khó  khăn nên cuộc sống của bà con người Mông nơi đây không thể vượt khỏi sự nghèo đói. Bây giờ, được Đảng, Nhà nước quan tâm mở đường ô tô vào đến tận bản, đó là niềm mong ước nhiều năm nay của bản Làng Giàng nói riêng và nhân dân xã Nậm Có nói chung.  Trung tá Nguyễn Đình Tạo - Phó ban chỉ huy công trường cho biết: "Gần 3 tháng qua, không ngại khó khăn, gian khổ anh em chúng tôi đã vượt núi cao, vực thẳm xuyên qua rừng san ủi, đào đắp hàng ngàn mét khối đất, đá tạo mặt bằng làm đường về bản Làng Giàng".

Chỉ tay về phía đỉnh núi Làng Giàng, anh Tạo cho biết thêm: "Bộ đội thì làm ở đây, còn lực lượng dân quân, tự vệ của huyện thì tham gia giải phóng đất ở những đoạn đồi núi thấp, đất mềm, ít đá ở phía gần bản của dân. Còn đầu phía bên này, địa hình phức tạp, đồi núi dốc, nhiều đá hơn nên để cho chúng tôi xử lý bằng máy móc. Ngoài ra, chúng tôi còn phải xây, kè 24 cầu, cống và ngầm tràn đảm bảo kỹ thuật...".
Ở trên công trường vùng cao này, thời tiết thật khắc nghiệt.

Trời mùa hè oi bức, công việc nặng nhọc, khiến cho bao mồ hôi của các chiến sỹ thấm vào đất đá. Thế nhưng, trên môi của các anh luôn vang tiếng cười rôn rã tiếng hát mở đường vẫn lay động núi rừng. Tôi cảm thấy dường như các anh không biết mệt mỏi trước trách nhiệm mở con đường của Đảng đến nhân dân. Sinh hoạt ở đây cũng đầy thiếu thốn, không điện đóm, không chợ, không người dân nhưng các chiến sỹ vẫn quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Chia tay các chiến sỹ trên công trường, tôi tiếp tục hành trình của mình theo con đường mới về bản Làng Giàng. Khi đến nơi mới biết, đó là một bản heo hút nằm trên đỉnh núi cao chót vót thuộc dãy núi Đá Đen - Nậm Pẳn. 100% dân ở đây là người Mông cư trú, gồm 33 hộ sống thưa thớt, ít ruộng vườn, giáp ranh với địa phận xã Phong Dụ Thượng của huyện Văn Yên.

Ông Dình A Thào - Trưởng bản Làng Giàng, cho biết: "Cả bản có 9 đối tượng nghiện, khoảng trên 70% số hộ nghèo, 5 hộ có cuộc sống khá, nhiều hộ bị đói quanh năm". Được biết, người dân ở đây đói nghèo là do khí hậu khắc nghiệt, trình độ dân trí thấp, đất sản xuất ít, mỗi năm chỉ gieo cấy được 1 vụ, chủ yếu dựa vào cây ngô nương, cây kê, mì tam giác, vì giao thông đi lại khó khăn, các mặt hàng nông sản như ngô, dưa, bí, bầu và dược liệu như: thảo quả, sơn tra chưa thể đem ra thị trường tiêu thụ.

Nhà nước đầu tư mở đường vào Làng Giàng là bước đột phá nhằm kích thích sự phát triển kinh tế của các hộ người Mông ở bản Làng Giàng nói riêng và cả xã Nậm Có nói chung. Ông Thào cho hay: "Bà con ở bản của tôi rất phấn khởi. Khi máy ủi, máy xúc của bộ đội mở đường về đến bản, nhiều cụ mừng rơi nước mắt, vì trước đây các cụ chưa bao giờ dám mơ tới việc ô tô sẽ về đến tận cái bản nghèo khó, xa xôi này".

Hiện nay, công trình gần như đã hoàn tất. Chúng tôi cũng tràn ngập niềm tin tưởng con đường này sẽ là con đường xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống văn hoá, xã hội cho bản Làng Giàng đổi mới và đi lên.

Sùng Đức Hồng

Các tin khác
Những cánh đồng sản xuất lúa hàng hóa của Văn Yên.

YBĐT - Để có vùng sản xuất lúa hàng hoá như hôm nay là do sự cụ thể hoá từ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Văn Yên lần thứ XIII về đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, năng suất, chất lượng, tăng thu nhập cho người trồng lúa và khai thác tiềm năng vùng thâm canh lúa của huyện và Đại Phác là một ví dụ điển hình.

YBĐT - "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" là cuộc vận động do Bộ Chính trị phát động đã và đang được các cấp, các ngành, các địa phương, các tầng lớp nhân dân trong cả nước triển khai một cách đồng bộ.

Đồng chí Trần Thế Hùng - Chủ tịch UBND huyện Văn Yên thăm mô hình chăn nuôi của gia đình anh Hoàng Đức Hưởng.

YBĐT - Hơn 2 năm tích cực triển khai chuyển dịch cơ cấu vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, với tổng nguồn vốn hỗ trợ đạt trên 650 triệu đồng, Văn Yên (Yên Bái) đã xây dựng được 18 cơ sở trang trại chăn nuôi lợn thịt, 12 cơ sở trang trại chăn nuôi lợn nái và 3 cơ sở trang trại chăn nuôi gia cầm.

Đây là nhận định của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) về diễn biến giá thị trường trong tháng 8. Theo đó, thị trường tháng 8 sẽ không có nhiều biến động, cung - cầu hàng hóa, dịch vụ tiếp tục ổn định. Giá nhiều nguyên, vật liệu trên thị trường thế giới được dự báo dao động ở mức thấp sẽ là yếu tố quyết định để giữ bình ổn giá thị trường tháng 8.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục