Trạm Tấu: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

  • Cập nhật: Thứ ba, 31/8/2010 | 3:26:20 PM

YBĐT - Dấu ấn quan trọng nhất trong phát triển giao thông nhiệm kỳ qua đó là tuyến đường Trạm Tấu – Bắc Yên dài 17 km được khởi công xây dựng. Tuyến đường đã phá thế độc đạo của huyện vùng cao trước kia, mở ra thế thông thương mới với tỉnh bạn Sơn La, mở ra cơ hội mới đối với Trạm Tấu.

Các đơn vị khẩn trương thi công đường Trạm Tấu - Bắc Yên (Sơn La).
Các đơn vị khẩn trương thi công đường Trạm Tấu - Bắc Yên (Sơn La).

Cùng sự đầu tư của Nhà nước và sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đến hết nhiệm kỳ Đảng bộ huyện khóa XIII, cả 12/12 xã, thị trấn của huyện đã có đường đến trung tâm xã, trong đó có 10 xã đảm bảo giao thông đi lại trong mùa mưa; 69/ 69 thôn bản đã có đường xe máy đến trung tâm thôn. Mạng lưới giao thông dần được hoàn thiện đã phục vụ đắc lực phát triển kinh tế -  xã hội, xóa đói giảm nghèo ở huyện vùng cao.

Dấu ấn quan trọng nhất trong phát triển giao thông nhiệm kỳ qua đó là tuyến đường Trạm Tấu – Bắc Yên dài 17 km được khởi công xây dựng. Tuyến đường đã phá thế độc đạo của huyện vùng cao trước kia, mở ra thế thông thương mới với tỉnh bạn Sơn La, mở ra cơ hội mới đối với Trạm Tấu. Cùng với đường Trạm Tấu - Bắc Yên, nhiều tuyến đường về xã đã được nâng cấp, như đường tới xã Tà Xi Láng dài 18,5 km, vốn đầu tư 18 tỷ 407 triệu đồng, đường Làng Nhì dài 18 km, vốn đầu tư 16 tỷ 656 triệu đồng. Từ trước đến nay, giao thông là yếu tố quyết định phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, đặc biệt là đối với vùng cao khi địa hình chia cắt, phân tán.

Trong nhiệm kỳ qua, đối với những tuyến đường chính liên huyện, liên tỉnh, liên xã, những công trình lớn như: cầu, cống, ngầm... đòi hỏi kỹ thuật cao Nhà nước đầu tư. Đối với tuyến đường thôn, bản thì "nhân dân làm là chính, phần còn lại Nhà nước hỗ trợ". Vì vậy, trong quá trình thực hiện kế hoạch hàng năm, sau khi HĐND huyện bàn bạc ấn định số lượng, các xã họp dân để đăng ký tham gia.

Trong quá trình thực hiện, phòng ban chuyên môn của huyện cử cán bộ trực tiếp về cơ sở giúp xã thực hiện công tác khảo sát, thiết kế xây dựng công trình đồng, thời giúp địa phương triển khai, hướng dẫn nhân dân trong quá trình, thi công các công trình theo đúng yêu cầu. Mặc dù thi công trên địa hình khó khăn, nhưng với lòng quyết tâm chỉ bằng sức người và những dụng cụ thô sơ như cuốc, xẻng và mìn phá đá mà những tuyến đường theo triền núi đã ngày càng được mở rộng, nối dài với các thôn, bản vùng cao.

Điển hình như: đường vào thôn Giàng La Pán - Háng Đầy xã Làng Nhì dài 12 km, tuyến vào thôn Tà Chơ dài 9 km. Theo thống kê, năm 2008, nhân dân trong huyện đã làm 48 km đường thôn bản, năm 2009, làm 159 km và năm 2010, nhân dân các xã đăng ký làm 132 km...

Đường giao thông thuận lợi, chủ trương, chính sách và đầu tư của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đến nay, 12 xã, thị trấn của Trạm Tấu đã có trụ sở làm việc, 100% số xã có trường học, trạm y tế để phục vụ sự nghiệp giáo dục và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, 10/12 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia, 12 xã có điểm  bưu điện giao dịch... Đặc biệt huyện đã xây dựng trên 100 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ, 38 công trình quan trọng đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất. Cuộc sống của người vùng cao đổi thay vì có đường mới, đường đem ánh sáng văn hoá và kiến thức đến với vùng cao.

Nguyễn Đình

Các tin khác

YBĐT - Đến nay, hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải đã có trên 1000 ha cây Sơn Tra, mỗi năm cho thu từ 2500 đến 3000 tấn quả. Nếu tính giá bán như hiện nay, giá trị ước tính bằng khoảng 2500 – 3000 tấn gạo. Con số lương thực ấy ở một huyện vùng cao có ý nghĩa không nhỏ bởi khả năng mở rộng diện tích gieo cấy lúa nước ở đây là rất khó khăn. Sơn Tra sẽ trở thành một loại cây hàng hoá, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho nhân dân vùng cao.

Nông dân xã Phúc Lộc (thành phố Yên Bái) chế  biến miến dong.

YBĐT - Nguyên nhân cơ bản nhất mà chúng tôi nhận ra là làng nghề vẫn làm ăn nặng tính tự phát, thiếu vốn và chưa có sự tác động mạnh từ sự định hướng phát triển và đầu tư nguồn lực từ phía các nhà quản lý.

Nông dân xã Cát Thịnh thu hoạch khoai tây. (Ảnh: Đức Hồng)

YBĐT - Cát Thịnh là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn (Yên Bái), dân số trên 8.500 người, 9/26 thôn, bản có đồng bào dân tộc Mông, Dao sinh sống. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp nhằm tăng giá trị thu nhập và khối lượng nông, lâm sản, thu hẹp diện đói nghèo là hướng đi mà Đảng bộ, chính quyền xã kiên trì lãnh đạo thực hiện trong những năm qua…

YBĐT - Vừa qua, tại xã Kim Nọi, Trạm Khuyến nông huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) phối hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn Sygenta Việt Nam tổ chức Hội nghị đầu bờ tổng kết mô hình thử nghiệm giống ngô lai NK66 vụ xuân hè năm 2010.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục