Văn Chấn: Phát triển mạnh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp mũi nhọn tạo đột phá

  • Cập nhật: Thứ sáu, 3/12/2010 | 1:50:12 PM

YBĐT - Là huyện thuần nông, do đó điểm xuất phát của công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) huyện Văn Chấn rất thấp. Nhưng bằng những hướng đi cụ thể và có những cơ chế, chính sách thu hút đầu tư hiệu quả, CN-TTCN huyện đã có sự phát triển mạnh mẽ, tạo bước đột phá quan trọng và trở thành ngành kinh tế chủ đạo.

Chế biến gỗ rừng trồng đã và đang góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương.
Chế biến gỗ rừng trồng đã và đang góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương.

Tạo hoá không ban tặng cho Văn Chấn nhiều tài nguyên, khoáng sản, nhưng nhờ biết vận dụng và khai thác hiệu quả thế mạnh sẵn có ở địa phương, kêu gọi mọi nguồn lực đầu tư phát triển CN - TTCN, khôi phục phát triển các làng nghề nên hôm nay sản xuất CN – TTCN của Văn Chấn đã có sự trỗi dậy mạnh mẽ.

Đến hết tháng 10/2010, huyện đã thu hút được 210 đơn vị, doanh nghiệp đến đầu tư xây dựng phát triển trên địa bàn, tập trung vào lĩnh vực chế biến chè, nông - lâm sản, xây dựng dân dụng, thủy điện và khai khoáng…Trong đó có 62 đơn vị, nhà máy chế biến chè, 20 cơ sở, nhà máy chế biến gỗ, 32 đơn vị, doanh nghiệp xây dựng, 28 doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, 6 doanh nghiệp, công ty đến xây dựng phát triển thủy điện…

Ngoài ra còn hàng ngàn hộ cá thể phát triển TTCN 5 năm trở lại đây tốc độ phát triển CN - TTCN của huyện luôn đạt trên 25%, thu hút và giải quyết việc làm, thu nhập cho hàng ngàn lao động trực tiếp với mức trên 2 triệu đồng/người/tháng và hàng vạn hộ nông dân sản xuất gián tiếp. Trong 10 tháng đầu năm, mặc dù gặp nhiều khó khăn về điện, giá cả nguyên vật liệu và suy giảm kinh tế nhưng sản xuất CN - TTCN vẫn giữ vững được nhịp độ sản xuất.

Giá trị sản xuất đạt 161 tỷ đồng, bằng 96% kế hoạch, tăng 19,2% so với cùng kỳ. Đặc biệt là sự trỗi dậy của công nghiệp ngoài quốc doanh, giá trị sản xuất đạt trên 123 tỷ đồng, dự kiến hết năm đạt 180 tỷ đồng một con số mà ngay cả ở những địa phương có nền công nghiệp phát triển cũng phải thán phục, ước ao. Từ một huyện công nghiệp ngoài quốc doanh gần như không có gì, vậy mà đến nay đã có hàng chục công ty, doanh nghiệp tư nhân và gần ngàn hộ cá thể hoạt động sản xuất CN -TTCN.

Các doanh nghiệp tư nhân tập trung vào khai thác chế biến nông - lâm sản, khoáng sản, vật liệu xây dựng đã và đang trở thành doanh nghiệp tầm cỡ. Không chỉ có giá trị lớn, tốc độ tăng trưởng cao mà còn cho thấy công nghiệp Văn Chấn có sự chuyển biến rõ nét về ngành nghề và quy mô sản xuất. Trong đầu tư xây dựng nhà máy, cơ sở chế biến nông - lâm sản Văn Chấn luôn gắn với vùng nguyên liệu, với phương châm ở đâu có nguyên liệu thì ở đó có nhà máy chế biến.

Khắp các vùng quê từ Đại Lịch, Minh An, Chấn Thịnh đến các xã vùng cao Suối Giàng, Nậm Búng, Gia Hội, Tú Lệ, các nhà máy chế biến chè, chế biến gỗ rừng trồng có công suất lớn thu hút hàng chục lao động phát triển khá nhiều. Những năm trước người dân khổ sở vì không tiêu thụ được gỗ rừng trồng, chè thì nay sản xuất đến đâu nhà máy thu mua đưa vào chế biến hết đến đó, góp phần làm tăng đáng kể giá trị. Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản phát triển cũng khá mạnh và đa dạng về sản phẩm.

Từ đầu năm đến nay, Văn Chấn đã sản xuất được 30 triệu viên gạch, 1.400 tấn vôi củ, 100 ngàn m3 đá xây dựng, 19.270 tấn quặng sắt, 8 ngàn m3 giấy đế và ván bóc. Đặc biệt, các nhà máy thủy điện đã sản xuất được trên 7,4 triệu KW điện, và hoà vào dòng điện lưới quốc gia. Nhiều sản phẩm, hàng hoá do các doanh nghiệp đóng trên địa bàn sản xuất đủ sức cạnh tranh trên thị trường như: chè Shan tuyết Suối Giàng, chè Bát Tiên, Ô Long, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gạo Mường Lò, đá xây dựng.

Những kết quả đó là sự nỗ lực và mạnh dạn đầu tư của người dân Văn Chấn, song không thể không nói đến sự năng động, sáng tạo của Đảng bộ và chính quyền nơi đây. Huyện đã xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp, thu hút vốn đầu tư, khai thác hợp lý tiềm năng, thế mạnh để vận dụng hợp lý tạo sự phát triển. Đặc biệt là kế hoạch, quy hoạch chi tiết cho phát triển công nghiệp - TTCN đến năm 2015 và năm 2020. Sự năng động, sáng tạo cùng với cơ chế mở, biết khai thác tiềm năng thế mạnh hợp lý đã đưa CN - TTCN Văn Chấn lên vị thế mới.

Với hướng đi phù hợp cùng nền tảng hiện có, chắc chắn mũi nhọn kinh tế này sẽ còn tạo nhiều đột phá.

 Thanh Phúc

Các tin khác
Các bạn trẻ Lục Yên đang tìm kiếm việc làm qua Hội chợ việc làm.
(Ảnh: thanh Phúc)

YBĐT - Là xã vùng thấp của huyện Lục Yên, Minh Xuân có tiềm năng, thế mạnh về sản xuất nông, lâm nghiệp. Những năm qua, địa phương luôn luôn xác định cơ cấu kinh tế là nông, lâm nghiệp - chăn nuôi và dịch vụ, trong đó nông nghiệp là quan trọng và cơ bản.

YBĐT - Theo kế hoạch năm 2010, huyện Trạm Tấu trồng mới 1.200 ha rừng phòng hộ và trồng dặm 850 ha rừng năm thứ hai. Đến nay, huyện đã trồng hoàn thành 1.200 ha rừng phòng hộ.

Diện tích ngô đông năm 2010 của xã Đông Cuông đạt 150 ha tăng gấp đôi so với năm 2009.
Trong ảnh: Cán bộ phòng nông nghiệp huyện và lãnh đạo xã Đông Cuông trao đổi kế hoạch mở rộng diện tích ngô vụ tới.

YBĐT - Vụ đông 2010, theo kế hoạch huyện Văn Yên (Yên Bái) gieo cấy 1.060 ha, trong đó tập trung chủ yếu là ngô đông 1.000 ha, còn lại 60 ha khoai lang, rau màu.

YBĐT - Trong năm 2010, thị xã Nghĩa Lộ đã tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp cho nông dân với tổng số 119 lớp, tăng 46 lớp so với năm 2009, thu hút 5.082 lượt người tham gia; hướng dẫn trực tiếp trên đồng ruộng cho 11.976 lượt người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục