Nhập siêu tháng 7 thấp nhất kể từ đầu năm

  • Cập nhật: Thứ bảy, 30/7/2011 | 9:02:29 AM

Theo số liệu của Bộ Công Thương, nhập siêu tháng 7/2011 đã ước tính đạt 200 triệu USD, chỉ bằng 2,4% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.

Đây là mức nhập siêu thấp nhất từ đầu năm đến nay và cũng là tín hiệu tích cực trong việc hạn chế nhập siêu mà ngành đặt ra.

Dựa vào số liệu vừa được Bộ Công Thương đưa ra, tính chung bảy tháng, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 58,1 tỷ USD tăng 26,2% so với cùng kỳ, trong đó: kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 32,69 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 56,3%; kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 25,42 tỷ USD, tăng 29,5% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 43,7% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Việc nhập khẩu tăng cũng xuất phát từ nguyên nhân giá cả. Đơn cử, nhiều mặt hàng là đầu vào phục vụ sản xuất và hàng tiêu dùng đều có mức tăng giá mạnh, như: bông tăng 97,7%, lúa mỳ tăng 70,5%, phân bón tăng 63,9%, xăng dầu các loại tăng 58,5%, cao su các loại tăng 54,2%, sợi các loại tăng 51,8%,...

Thậm chí, những mặt hàng thuộc nhóm cần hạn chế nhập khẩu cũng tăng như: ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ tăng 63,8%, hàng tiêu dùng các loại (trừ ôtô dưới 9 chỗ) tăng 6,4%,...

Châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam khi tăng 28,7% trong bảy tháng và chiếm tỷ trọng khoảng 79,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, trong đó: Trung Quốc tăng 21,5%, chiếm tỷ trọng 23,6%, ASEAN tăng 33,0%, chiếm tỷ trọng 20,4%, Hàn Quốc tăng 37,8%, chiếm tỷ trọng 12,4%, Nhật Bản tăng 14,4%, chiếm tỷ trọng 9,6%. Nhập khẩu từ thị trường EU tăng 20,6% và chiếm tỷ trọng 7,2%.

Về nhập siêu, con số ước tính trong bảy tháng đầu năm nay là 6,64 tỷ USD, bằng 12,9% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Nếu loại trừ mặt hàng vàng, nhập siêu bảy tháng ước tính đạt 8,4 tỷ USD, bằng 16,9% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.

Trong đó, khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) nhập siêu hơn 1,7 tỷ USD. Tỷ lệ nhập siêu giảm dần (6 tháng là 14,95%) và chủ yếu từ các nước như Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc, Đài Loan.

Như vậy, với kết quả đạt được thì tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu của bảy tháng đầu năm chỉ còn 12,9% là một con số đang khích lệ, báo hiệu một tín hiệu khả quan trong việc kìm chế nhập siêu. Hiện với con số này đang thấp hơn nhiều so với con số tương ứng của cùng kỳ năm 2010 là 19,4% và thấp hơn mục tiêu của Chính phủ cho ngành công thương là 16%.

(Theo VnMedia)

Các tin khác

“Công cụ quan trọng mà chính sách tiền tệ sử dụng chính là lãi suất (LS). Tăng LS để giảm nhu cầu vay tiền và tăng sức hút gửi tiền. Vì vậy khi nào tín hiệu lạm phát giảm thì công cụ này sẽ được điều tiết mềm mại đi chứ còn hiện nay thì chưa nới lỏng được”.

Lớp tập huấn đã góp phần giúp các cơ sở, doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp

YBĐT - Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái vừa tổ chức 2 lớp tập huấn về các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động khai thác, mua bán, chế biến, kinh doanh gỗ và lâm sản ngoài gỗ cho gần 150 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản trên địa bàn huyện Trấn Yên.

Đội Quản lý thị trường số 5 bắt giữ, tiêu hủy bột giặtgiả.

YBĐT - Trong những năm qua, dưới sự quan tâm chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh cũng như cấp uỷ, chính quyền địa phương huyện Yên Bình, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 5 đã xử lý được nhiều vụ mua bán, vận chuyển, nhập khẩu hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, hàng hoá xâm phạm quyền.

Trưa nay, giá vàng trong nước lại tiếp tục vượt qua mốc 4 triệu đồng/chỉ mặc dù đêm qua giá vàng thế giới tiếp tụt sụt giảm phiên thứ 2 liên tiếp khi lực bán chốt lời gia tăng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục