Ngành ngân hàng Yên Bái: Thực hiện tốt Nghị quyết 11/CP

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/8/2011 | 9:50:51 AM

YBĐT - Với sự nỗ lực của mình, ngành ngân hàng đã nghiêm túc triển khai Nghị quyết 11 của Chính phủ cũng như Chỉ thị 01 của Thống đốc, góp sức cùng các cấp, các ngành trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân, cho vay hộ nghèo.
Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân, cho vay hộ nghèo.

Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã kịp thời xây dựng phương án triển khai thực hiện phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng trên địa bàn với nội dung trọng tâm là: tăng cường huy động vốn tại địa phương, đảm bảo tăng trưởng nguồn vốn tương ứng với mức tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế; tiếp tục cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn, nguồn vốn tiền gửi các tổ chức kinh tế và dân cư; tăng tỷ trọng vốn tiền gửi các tổ chức kinh tế và dân cư từ 50% trở lên.

Cùng với đó, kiểm soát tăng trưởng tín dụng phù hợp, tương ứng với mức tăng trưởng nguồn vốn, mức tăng trưởng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế khoảng 16 đến 18%; tập trung nguồn vốn cho vay phục vụ các nhu cầu sản xuất - kinh doanh, xuất khẩu, khu vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các dự án trọng điểm; giảm tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản, tiêu dùng xuống khoảng 8%; chủ động, ưu tiên bố trí và cân đối nguồn vốn phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn theo nội dung Nghị định số 41/2010/NĐ-CP và Thông tư 14/2010/TT-NHNN; đảm bảo tăng tỷ trọng dư nợ cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn khoảng 59%, đáp ứng tốt nhu cầu vốn vay cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội.

Đối với lĩnh vực ngoại tệ, các ngân hàng kiểm soát chặt chẽ cho vay bằng ngoại tệ theo đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo khả năng thu hồi nợ bằng ngoại tệ; hạn chế cho vay nhập khẩu hàng hoá thuộc danh mục các mặt hàng không thiết yếu, hàng tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu do Bộ Công thương ban hành. Mặc dù tình hình nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn trong thời gian vừa qua luôn ở mức thấp cho phép nhưng theo quy luật, kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao luôn xuất hiện tình trạng nợ xấu.

Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại và các quỹ tín dụng nhân dân kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát nợ xấu với mục tiêu tỷ lệ nợ xấu dưới 3% so với tổng dư nợ cho vay.

Thực hiện sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đều nghiêm túc triển khai thực hiện, 100% chi nhánh ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách Xã hội, quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tiếp tục đảm bảo duy trì khả năng chi trả và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; đáp ứng các nhu cầu vốn tín dụng cần thiết phục vụ sản xuất - kinh doanh, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; giảm cho vay lĩnh vực kinh doanh bất động sản, tiêu dùng, chấp hành tốt các quy định pháp luật về lãi suất huy động vốn và cho vay.

Mức lãi suất huy động vốn bằng VND của các ngân hàng phổ biến ở mức 13% đến 14%/năm, các quỹ tín dụng nhân dân huy động vốn bằng VND ở mức 14,5%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất, kinh doanh từ 18,5% đến 19,5%/năm, trung hạn từ 20,5% đến 21%/năm; lãi suất cho vay tiêu dùng, phục vụ đời sống từ 21% đến 22,5%/năm.

Tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh vàng trên địa bàn không có những biến động bất thường; đến nay, Ngân hàng Nhà nước chưa thực hiện cấp giấp chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ và giấp phép hoạt động kinh doanh vàng (Hiện nay trên địa bàn có 42 bàn thu đổi ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương).

Qua đánh giá của các ngân hàng thương mại, tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP và Chỉ thị số 01/CT-NHNN có những khó khăn do Yên Bái là tỉnh nghèo, việc huy động vốn tại chỗ gặp khó khăn; nguồn vốn huy động dưới hình thức tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân tuy có tăng so với đầu năm nhưng hiện đang có xu hướng giảm so với những tháng đầu năm; nguồn vốn điều hoà hệ thống cũng rất hạn chế (do hạn mức thấp và thực hiện theo cơ chế lãi suất từ 18% đến 18,5%/năm); đặc biệt, mức tăng trưởng tín dụng đạt thấp (6 tháng đầu năm 2011 tăng trưởng tín dụng ước đạt 1,81% so với 31/12/2010) và tỷ lệ nợ xấu đã vượt 3% so với chỉ tiêu.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng từ 16 đến 18% theo phương án, các tổ chức tín dụng phải tăng cường công tác huy động vốn, bằng cả hình thức huy động trên địa bàn và điều hoà trong hệ thống. Bên cạnh đó các tổ chức và cá nhân cần phải có phương án sản xuất kinh doanh đảm bảo, xây dựng nền tài chính lành mạnh... nhằm hội đủ các yếu tố cần thiết để tiếp cận nguồn vốn vay phục vụ sản xuất kinh doanh.

Với sự nỗ lực của mình, ngành ngân hàng đã nghiêm túc triển khai Nghị quyết 11 của Chính phủ cũng như Chỉ thị 01 của Thống đốc, góp sức cùng các cấp, các ngành trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, hệ thống các ngân hàng thương mại và đặc biệt là quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, đòi hỏi Chính phủ và tỉnh cần có những biện pháp tháo gỡ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng cho nền kinh tế.

 Lê Phiên

Các tin khác
Nhiều diện tích rừng đề ở xã Tân Lập bị sâu ăn trụi lá.

YBĐT - Những ngày qua, sâu ăn lá bồ đề đang phát sinh và gây hại rất nhanh trên địa bàn huyện Lục Yên (Yên Bái), tập trung chủ yếu ở 3 thôn Xiêng 1, bản Tại, Lũng xã Tân Lập và hiện đang có xu hướng lây lan sang những xã lân cận như Tân Lĩnh, Phan Thanh...

Mô hình chăn nuôi lợn thịt của gia đình chị Đinh Thị Vân, tổ 19, phường Nguyễn Phúc (Yên Bái) mang lại hiệu quả cao. (Ảnh: Hồng Duyên)

YBĐT - Ảnh hưởng của suy thoái, lạm phát khiến giá cả các mặt hàng tiêu dùng đều tăng chóng mặt, đặc biệt là nhóm hàng lương thực, thực phẩm và riêng thịt lợn tăng trên 100%. Giá tăng như vậy nhưng người chăn nuôi không được lợi, không hào hứng đầu tư tái đàn, đó phải chăng là một nghịch lý?

Ảnh chỉ mang tính minh họa.

Từ ngày 22/8, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ thành lập 6 đoàn kiểm tra liên ngành trung ương về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu tại 18 tỉnh, thành trên cả nước.

Nhiều kết quả nghiên cứu chưa được áp dụng vào thực tế sản xuất (ảnh minh họa).

Chính phủ sẽ xem xét, hỗ trợ nếu doanh nghiệp đó chứng minh được mình có sản phẩm nghiên cứu khoa học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục