Cây ngô trên đỉnh Suối Giàng
- Cập nhật: Thứ hai, 19/9/2011 | 3:09:47 PM
YBĐT - Ngô vốn là cây lương thực truyền thống từ xa xưa của bà con người Mông ở xã Suối Giàng (Văn Chấn) nhưng giờ đây nó không còn giữ vai trò đó nữa.
Nông dân Văn Chấn tách hạt ngô bằng máy.
|
Tuy nhiên, với diện tích ổn định 175 ha 2 vụ xuân hè và thu đông, cây ngô cùng 70 ha lúa nương, trên 300 ha chè Shan tuyết, hơn 30 ha quế và các sản phẩm từ chăn nuôi vẫn là nguồn thu nhập chính.
Ông Vàng A Giao - Phó chủ tịch UBND xã Suối Giàng cho biết, thôn có diện tích ngô cao nhất là Cang Kỷ với khoảng 70 hộ dân nhưng có tới 40 ha ngô. Tiếp đến là các thôn Giàng A, Giàng B, dân số cũng tương đương Cang Kỷ và mỗi thôn có khoảng trên 30 ha, số diện tích còn lại được phân bố đều ở 5 thôn khác.
Ngô trồng ở Suối Giàng đều phát triển tốt do chất đất, khí hậu phù hợp, trồng bằng giống ngô năng suất cao và nay lại được trồng theo lối thâm canh. Tuy nhiên, ngô tốt nhất và chất lượng cao vẫn là ngô trồng ở 3 thôn có nhiều diện tích ngô nhất do được trồng ở thung lũng dưới chân các dãy núi đá vôi. Nhiều giống ngô mới đã được trồng và trồng thử nghiệm tại xã nhưng qua nhiều năm cho thấy chỉ có các giống LVN4, LVN10, CP 999, CP 989… là phù hợp hơn cả và đang được trồng phổ biến. Sở dĩ nó được lựa chọn vì không chỉ mang lại năng suất cao mà còn có hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể làm lương thực khi cần thiết, nhất là ngô non được mua xuôi về làm món ngô nướng, ngô luộc, ngô chiên bơ. Ngô già sau khi thu hoạch được phơi khô, tách hạt và phần được giữ lại làm thức ăn chăn nuôi, phần được bán cho các tư thương lên thu mua.
Thực tế sản xuất từ nhiều năm nay, Suối Giàng xác định trong tập đoàn cây trồng ở địa phương thì cây ngô đã mang lại nguồn thu nhập ổn định nhất cho người dân. Nông dân trong xã rất thích trồng ngô vì sâu bệnh ít và trồng được hai vụ nên không vất vả trong khâu làm cỏ, giá giống không quá cao…
Với giá ngô ổn định trên dưới 10.000 nghìn đồng/kg, tiêu thụ tốt nên nhiều hộ đã có thu nhập trên 20 triệu đồng mỗi năm từ cây ngô như hộ Sùng A Vàng ở thôn Giàng A, Sổng A Dua, Giàng A Chư ở thôn Giàng B. Số hộ có thu nhập khoảng 10 triệu đồng tiền ngô hạt khá phổ biến ở tất cả các thôn. Tuy nhiên, điều phấn khởi hơn cả là lượng ngô hạt thu được đã kích thích mạnh đến phát triển chăn gà, lợn để bà con tạo nguồn thực phẩm tại chỗ và một phần chuyển thành hàng hoá. Thân ngô được tỉa thưa và khi ngô đã được thu hoạch trở thành nguồn thức ăn dồi dào cho chăn nuôi gia súc.
Với ý nghĩa kinh tế quan trọng của cây ngô, chính quyền địa phương đã khuyến khích bà con người Mông tích cực lựa chọn các giống ngô có năng suất, chất lượng cao và phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương để đưa vào gieo trồng. Đồng thời, xã Suối Giàng đã và đang tạo điều kiện cho một số cơ quan chuyên môn của trung ương, của tỉnh đến địa phương trồng khảo nghiệm những giống ngô mới và khảo nghiệm trồng ngô xen canh với các loại cây trồng khác như đậu đỗ để vừa để kích thích cây ngô phát triển vừa để tăng thu nhập trên một diện tích đất canh tác, chống xói mòn, bạc màu cho đất.
Hoàng Nhâm
Các tin khác
Thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà, căn hộ được xác định là 25% trên thu nhập chuyển nhượng (trừ giá vốn).
YBĐT - Chuyển biến trong sản xuất - nông lâm nghiệp ở Trạm Tấu sau thực hiện Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy phải kể đến lĩnh vực trồng và bảo vệ rừng góp phần nâng độ che phủ của rừng từ 45% năm 2006 lên 52% năm 2010.
Trên địa bàn huyện Trấn Yên hiện có 2.200 ha chè, trong đó 600 ha được trồng cải tạo bằng các giống chè mới. Không chỉ giữ vai trò cung cấp nguyên liệu cho nhiều nhà máy chè với tổng sản lượng búp tươi từ đầu năm đến nay đạt trên 10.000 tấn búp tươi, người dân Trấn Yên đã đưa khoảng 20% số nguyên liệu búp tươi vào chế biến chè xanh các loại.
Tiếp tục đà suy giảm của tháng 7 sau khi bị siết, lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam trong tháng 8/2011 giảm gần 20% so với tháng trước.