Chuyển biến sau thực hiện Nghị quyết 03
- Cập nhật: Thứ hai, 19/9/2011 | 10:03:07 AM
YBĐT - Chuyển biến trong sản xuất - nông lâm nghiệp ở Trạm Tấu sau thực hiện Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy phải kể đến lĩnh vực trồng và bảo vệ rừng góp phần nâng độ che phủ của rừng từ 45% năm 2006 lên 52% năm 2010.
Năm 2010, diện cấy gieo cấy lúa xuân và lúa mùa của huyện Trạm Tấu đều tăng gần 200 ha so với năm 2006. (Trong ảnh: Trồng ngô thí điểm tại Làng Mảnh cho năng suất cao).
|
Sản xuất nông nghiệp của huyện vùng cao Trạm Tấu đã chuyển biến rõ nét sau khi triển khai thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái về một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách phát triển kinh tế - xã hội huyện Trạm Tấu giai đoạn 2006 - 2010. Hiệu quả cụ thể, thiết thực của Nghị quyết này góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo cho đồng bào nơi đây.
ông Thào A Mùa ở bản Tà Chử, xã Bản Công đi thăm khu ruộng đang thì đứng cái làm đòng của gia đình. Toàn bộ khu ruộng được cấy bằng giống tốt, bón phân đầy đủ nên lúa phát triển tốt, ông tin tưởng vụ này sẽ bội thu. Khe núi kế bên là nương ngô rộng hơn 2 ha, cây đã cao ngang thắt lưng người lớn. Ông Mùa không đọc, không hiểu hết được nội dung Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy Yên Bái nhưng có một điều ông biết chắc chắn rằng, suốt một thời gian dài, cán bộ của tỉnh, cán bộ của huyện đã tích cực về bản, về xã để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn đồng bào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng.
Đặc biệt là việc cán bộ tuyên truyền, vận động bà con nhường đất sản xuất đã giúp không ít người ở Bản Công, ở Trạm Tấu này có điều kiện vươn lên thoát nghèo.
Bí thư Huyện ủy Trạm Tấu - đồng chí Vũ Quỳnh Khánh cho biết: “Tuyên truyền sâu rộng cho người dân hiểu về một chủ trương lớn là điều rất cần thiết nhưng chủ trương ấy đem lại hiệu quả như thế nào thật sự đáng nói và đáng quý hơn. Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy Yên Bái đã giúp nhiều hộ dân vươn lên, giúp cho nền sản xuất nông nghiệp của vùng cao Trạm Tấu chuyển dịch đúng hướng. Nhân dân Trạm Tấu vô cùng biết ơn sự quan tâm, chỉ đạo và giúp đỡ của tỉnh và các cấp, các ngành!”.
Là một trong những ngành chính triển khai ngay sau khi Nghị quyết 03 ra đời, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh đã thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện do đồng chí Phó giám đốc Sở trực tiếp chỉ đạo. Nhận thấy công tác cán bộ nông - lâm nghiệp của huyện còn khó khăn, Sở đã điều động ba chuyên viên lên Trạm Tấu đảm trách các vị trí: Phó phòng Nông nghiệp, Phó trạm Khuyến nông, Phó ban Quản lý rừng phòng hộ huyện. Những cán bộ này đều có sức khỏe tốt, có trình độ chuyên môn và nhiệt tình công tác. Bởi thế, họ đã phát huy tốt vai trò, tham mưu, giúp việc cho ba đơn vị nơi công tác và UBND huyện cũng như cơ sở xã về những vấn đề quan trọng của nông nghiệp, nông dân và nông thôn vùng cao.
Đối với nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành nông nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đặc biệt là Sở Tài nguyên & Môi trường trong việc triển khai công tác giao đất, giao rừng, cho thuê rừng sản xuất; phối hợp hiệu quả với các ban, ngành từ tỉnh đến huyện để tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng như tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Kết quả, tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt năm 2010 của Trạm Tấu đạt 5.014 ha, tăng 1.571 ha và riêng lúa xuân đạt 650 ha, tăng 189,4 ha so với năm 2006; lúa mùa gieo cấy 999,4 ha, tăng gần 200 ha so với năm 2006. Điều đáng mừng là diện tích gieo cấy lúa nương mộ năng suất thấp ở Trạm Tấu đã giảm nhanh so với trước, thay vào đó là tăng mạnh diện tích ngô đồi, giống mới, chịu hạn, năng suất và chất lượng hạt cao với diện tích 863 ha ngô hai vụ. Diện tích, năng suất cây lương thực có hạt đều tăng đã đưa tổng sản lượng lương thực năm 2010 của toàn huyện lên 12.763 tấn, tăng 2.763 tấn so với mục tiêu Nghị quyết.
Bên cạnh đó, ngành nghề chăn nuôi cũng phát triển. Tính đến ngày 1.10.2010, đàn trâu có 5.678 con, đàn bò 3.306 con, hơn 13.000 con lợn, đàn ngựa 1.537 con, gần 3.000 con dê. Đàn đại gia súc tăng khá mạnh so với năm 2006 mặc dù đợt rét đậm, rét hại năm 2008 đã khiến hơn 1.000 bê, nghé bị chết.
Chuyển biến trong sản xuất - nông lâm nghiệp ở Trạm Tấu sau thực hiện Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy phải kể đến lĩnh vực trồng và bảo vệ rừng. 5 năm qua, huyện đã trồng mới 5.180 ha rừng, giao khoán bảo vệ gần 32.000 ha; thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, ngăn chặn hiệu quả nạn buôn bán lâm sản trái phép và không để xảy ra cháy rừng với diện tích lớn… Kết quả đó đã góp phần nâng độ che phủ của rừng từ 45% năm 2006 lên 52% năm 2010 và bước đầu đưa việc trồng rừng kinh tế thành ngành nghề quan trọng, giúp sức xóa đói giảm nghèo cho nhân dân địa phương.
Lĩnh vực trồng và bảo vệ rừng là thế mạnh mà Trạm Tấu thực hiện tốt theo Nghị quyết 03.
Ông Trần Đức Lâm - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái cho biết: “Kết quả mà nông nghiệp Trạm Tấu đạt được sau khi thực hiện Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy là rất cơ bản. Tuy nhiên, để nền sản xuất nông nghiệp duy trì phát triển bền vững, giai đoạn 2011 - 2015, huyện cần phấn đấu gieo trồng ít nhất 5.750 ha cây lương thực có hạt mỗi năm, trong đó lúa cấy 2.050 ha với 850 ha cấy hai vụ, trồng 3.300 ha đến 3.500 ha ngô trên đất nương rẫy. Bên cạnh đó là tích cực trồng và bảo vệ rừng phòng hộ, rừng kinh tế; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, nâng đàn trâu lên 9.000 con, 7.000 con bò, dê 5.500 con và phấn đấu trên 80% số hộ nông dân có chuồng trại nuôi nhốt gia súc”.
Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy Yên Bái đã mang lại kết quả thiết thực ở lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó thành công của lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp là rất quan trọng. Để có được một nền sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững, góp phần quan trọng xóa đói giảm nghèo, huyện Trạm Tấu cần nhiều hơn nữa sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ của các cấp, các ngành.
Đồng thời, Đảng bộ, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể địa phương cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tích cực lao động, sản xuất và mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại, xóa bỏ những tập quán lạc hậu cũng như năng động tiếp thu cái mới, cái tiến bộ để xây dựng cuộc sống no ấm.
Lê Phiên
Các tin khác
Trên địa bàn huyện Trấn Yên hiện có 2.200 ha chè, trong đó 600 ha được trồng cải tạo bằng các giống chè mới. Không chỉ giữ vai trò cung cấp nguyên liệu cho nhiều nhà máy chè với tổng sản lượng búp tươi từ đầu năm đến nay đạt trên 10.000 tấn búp tươi, người dân Trấn Yên đã đưa khoảng 20% số nguyên liệu búp tươi vào chế biến chè xanh các loại.
Tiếp tục đà suy giảm của tháng 7 sau khi bị siết, lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam trong tháng 8/2011 giảm gần 20% so với tháng trước.
Tại hội thảo "Tài chính và kế toán lĩnh vực bất động sản" được tổ chức bởi Ernst & Young Việt Nam, Hiệp hội BĐS Việt Nam là đơn vị chủ trì ngày 16-9, nhiều chuyên gia cho rằng, trong năm 2011 thị trường BĐS khó có thể có những bước phục hồi mạnh mẽ khi những yếu tố quan trọng của thị trường vẫn không có sự hậu thuẫn.
YBĐT - Ngày 17/9, đồng chí Đinh La Thăng – Uỷ viên BCH Trung ương Đảng Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã lên thăm và kiểm tra kết cấu hạ tầng giao thông, công tác an toàn giao thông tỉnh Yên Bái.