Để dự án thực sự hiệu quả

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/9/2011 | 3:21:27 PM

YBĐT - Dự án tăng cường năng lực công tác thú y, phát triển chăn nuôi và đào tạo chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Yên Bái được Hội đồng tỉnh Val de Marne, Cộng hoà Pháp tài trợ không chỉ giúp người dân nghèo ở Lục Yên mà còn góp phần không nhỏ cho ngành chăn nuôi của huyện.

Trang trại chăn nuôi gà bán công nghiệp của gia đình anh Hoàng Đình Tiến xã Văn Lãng huyện Yên Bình đem lại hiệu quả kinh tế.
Trang trại chăn nuôi gà bán công nghiệp của gia đình anh Hoàng Đình Tiến xã Văn Lãng huyện Yên Bình đem lại hiệu quả kinh tế.

Dự án tăng cường năng lực công tác thú y, phát triển chăn nuôi và đào tạo chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Yên Bái - giai đoạn II được Hội đồng tỉnh Val de Marne, Cộng hoà Pháp nhất trí tài trợ và được UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt từ tháng 5/2010, trong đó có hợp phần Hỗ trợ phát triển chăn nuôi tại huyện Lục Yên. Tháng 12 năm 2010, bắt đầu được điều tra, khảo sát và lựa chọn được 110 hộ tại 6 xã, Dự án đã cho các hộ tập huấn hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng trại, chọn giống, cách quản lý hạch toán kinh tế với 3 mô hình: nuôi lợn sinh sản, nuôi lợn thịt và nuôi gà thịt.

Đến nay tất cả các hộ đã xây xong chuồng trại đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Đối với các hộ nuôi gà tại Khánh Thiện, Minh Tiến, đã được hỗ trợ 2.500 con gà giống, thức ăn và tiêm phòng dịch bệnh theo quy định, do được thường xuyên theo dõi, kiểm tra dịch bệnh trong quá trình chăn nuôi nên hiện nay số gà này đang sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống trung bình đạt từ 95 - 97%.

Thực hiện hợp phần này, các hộ gia đình đều được cung cấp đầy đủ tài liệu học tập, tư vấn chặt chẽ, cán bộ kỹ thuật nhiệt tình, tâm huyết, hiểu được tập quán chăn nuôi của bà con, tuy nhiên những khó khăn cũng không phải là nhỏ.

Ông Hoàng Văn Thon - Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Lục Yên cho biết: “Trong quá trình thực hiện, chúng tôi gặp một số khó khăn chính là rét đậm rét hại đầu năm khiến đàn gia súc bị thiệt hại, tiếp đó dịch lở mồm long móng (LMLM) dai dẳng từ đầu năm đến nay vẫn chưa kết thúc, thứ nữa là giá cả vật tư, con giống tăng đột biến”.

 Do đây là dự án hướng tới giúp người nghèo, ít có điều kiện phát triển chăn nuôi theo KHKT nên phải lựa chọn những hộ dân ở vùng sâu, vùng xa, và cũng vì thế nhận thức của họ còn nhiều hạn chế. Đối với 5 hộ nuôi gà được hỗ trợ mua máy ấp trứng, theo dự toán được hỗ trợ 10 triệu đồng cho mỗi máy nhưng do giá cả liên tục tăng nên đến nay giá của mỗi máy khi đưa về tới nơi sẽ không dưới 33 triệu đồng.

Với những gia đình chăn nuôi lợn, đã 5 tháng triển khai nhưng họ vẫn chưa có lợn để nuôi vì dịch LMLM xảy ra trên địa bàn tỉnh Yên Bái, dự án buộc phải “đợi” đến khi công bố hết dịch mới có thể nhập con giống về, do vậy hiện nay 60 hộ thực hiện mô hình nuôi lợn vẫn đang từng ngày chờ con giống.

Gia đình bà Hoàng Thị Úc ở Bản Muổi xã Lâm Thượng là một ví dụ, khi được tham gia dự án, bà đã xây dựng chuồng theo đúng tiêu chuẩn: xây cách nhà 12m, nền láng xi măng, rộng 8m2 , mái lợp cọ, có vòi nước uống, máng ăn… tuy nhiên từ khi xây xong đến nay đã 3 tháng mà chuồng vẫn trống, bà Úc giãi bày: “Bây giờ giá lợn càng ngày càng đắt, vì vậy nguyện vọng của tôi là có con giống để nuôi vì trống chuồng tháng nào là chúng tôi thiệt hại tháng đó, nếu Dự án cho phép chuyển tiền hỗ trợ làm chuồng sang mua con giống thì chúng tôi rất đồng ý”.

Không dừng lại ở đó, tới đây giá cả vật tư vẫn tiếp tục tăng cao và chênh lệch lớn so với dự toán của Dự án dẫn đến khó khăn cho việc triển khai một số hạng mục của dự án, nhất là vấn đề con giống. Cụ thể như khi xây dựng kế hoạch, Dự án quy định hỗ trợ mỗi hộ chăn nuôi lợn thịt với mức 500.000đ/con, nhưng tính toán sơ bộ, thời điểm hiện nay với mức giá 110 nghìn đồng/kg, các hộ sẽ phải chi phí thêm hơn 1 triệu cho một con nhỏ nhất là 15 kg thì mới có thể nuôi được.

Nếu đem nhân với số lượng 5 con/hộ theo quy định thì mỗi hộ gia đình thực hiện mô hình này cũng phải bỏ ra khoảng 5,5 triệu đồng, chưa kể mua từ nơi khác thì phí vận chuyển sẽ đội lên khoảng 2 giá nữa, đây cũng là con số không nhỏ với một hộ nghèo, “Số tiền Dự án hỗ trợ so với giá lợn hiện nay là quá thấp, dân chúng tôi đã nghèo rồi mà phải bù thêm như vậy là rất khó khăn, mong rằng Dự án sẽ tăng phần hỗ trợ để giúp chúng tôi bớt đi khó khăn” - bà Hoàng Thị Úc ở Bản Muổi xã Lâm Thượng cho biết thêm.

Qua điều tra, đại đa số người dân đã và đang chăn nuôi các giống lợn móng cái, lợn thịt F1 và một số giống lợn nái ngoại, bên cạnh đó có nhiều hộ đang chăn nuôi giống gà ri nhưng phương thức chăn nuôi vẫn theo phương pháp truyền thống, họ chưa nhận thức được vai trò và hiệu quả kinh tế mà ngành chăn nuôi mang lại, do vậy không chú trọng đầu tư cho công tác quản lý, chăm sóc, thú y.

Với mục tiêu hướng chăn nuôi theo sản xuất hàng hoá, bán ra thị trường và phát triển bền vững, Dự án tăng cường năng lực công tác thú y, phát triển chăn nuôi và đào tạo chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Yên Bái được Hội đồng tỉnh Val de Marne, Cộng hoà Pháp tài trợ không chỉ giúp người dân nghèo ở Lục Yên mà còn góp phần không nhỏ cho ngành chăn nuôi của huyện.

Tuy nhiên, để dự án thực sự mang lại hiệu quả, trên cơ sở những thuận lợi, khó khăn hiện hữu, cần có sự điều chỉnh, bổ sung sao cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay ở địa phương mà những người chăn nuôi đang đề xuất. Cụ thể, với lợn giống có thể cho bà con tự mua tại địa phương dưới sự giám sát kỹ thuật của cơ quan chuyên môn mà không phải chờ Dự án mua từ ngoài tỉnh, như vậy sẽ không phải chờ công bố hết dịch mà giá thành chắc chắn sẽ thấp hơn.

Mai Huyên

Các tin khác
Nông dân Văn Chấn tách hạt ngô bằng máy.

YBĐT - Ngô vốn là cây lương thực truyền thống từ xa xưa của bà con người Mông ở xã Suối Giàng (Văn Chấn) nhưng giờ đây nó không còn giữ vai trò đó nữa.

Thị trường nhà đất chưa có dấu hiệu khởi sắc.

Thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà, căn hộ được xác định là 25% trên thu nhập chuyển nhượng (trừ giá vốn).

Năm 2010, diện cấy gieo cấy lúa xuân và lúa mùa của huyện Trạm Tấu đều tăng gần 200 ha so với năm 2006. (Trong ảnh: Trồng ngô thí điểm tại Làng Mảnh cho năng suất cao).

YBĐT - Chuyển biến trong sản xuất - nông lâm nghiệp ở Trạm Tấu sau thực hiện Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy phải kể đến lĩnh vực trồng và bảo vệ rừng góp phần nâng độ che phủ của rừng từ 45% năm 2006 lên 52% năm 2010.

Trên địa bàn huyện Trấn Yên hiện có 2.200 ha chè, trong đó 600 ha được trồng cải tạo bằng các giống chè mới. Không chỉ giữ vai trò cung cấp nguyên liệu cho nhiều nhà máy chè với tổng sản lượng búp tươi từ đầu năm đến nay đạt trên 10.000 tấn búp tươi, người dân Trấn Yên đã đưa khoảng 20% số nguyên liệu búp tươi vào chế biến chè xanh các loại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục