Mù Cang Chải: Nhiều khó khăn trong quản lý, bảo vệ rừng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/10/2011 | 9:03:29 AM

YBĐT - Từ đầu năm đến nay, nhờ đẩy mạnh đồng bộ các giải pháp quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) mà số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã giảm đáng kể so với cùng kỳ.

Cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ Mù Cang Chải kiểm tra rừng trồng phòng hộ năm 2011 tại bản Háng Phừ Loa, xã Mồ Dề.
Cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ Mù Cang Chải kiểm tra rừng trồng phòng hộ năm 2011 tại bản Háng Phừ Loa, xã Mồ Dề.

Tính đến tháng 9, toàn huyện đã phát hiện và xử lý 11 vụ vi phạm lâm luật, tịch thu 7,12m3 gỗ, chủ yếu là gỗ pơ mu nhóm IIA. Kết quả trên, ngoài việc tăng cường tuần tra, kiểm tra các khu vực trọng điểm, chỉ đạo nắm bắt thông tin, phát hiện, xử lý kịp thời việc mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép, Hạt Kiểm lâm Mù Cang Chải đã làm tốt công tác tham mưu cho các cấp chính quyền tiến hành đo đạc, giao đất, giao rừng cho dân để hạn chế tình trạng lấn chiếm rừng làm đất sản xuất.

 Đến nay, đã có 4.451 ha rừng phòng hộ được chuyển sang làm đất sản xuất cho dân. Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng đốt nương bừa bãi gây cháy rừng, lực lượng kiểm lâm đã hướng dẫn bà con cách sử dụng lửa, đốt nương đúng quy trình kỹ thuật, dập lửa mỗi khi ra về và ký cam kết với với từng hộ về QLBVR. Các trường hợp đốt nương để xảy ra cháy rừng sẽ phải chịu trách nhiệm trồng lại diện tích đã bị mất, sau đó bàn giao lại cho cán bộ kiểm lâm. Với cách làm này, từ năm 2010 đến nay đã có gần 150ha rừng được dân trồng mới và bàn giao lại cho cán bộ kiểm lâm.

Trao đổi với ông Vàng A Lử - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Mù Cang Chải được biết, mặc dù 1-2 năm trở lại đây công tác bảo vệ và phát triển rừng đã có nhiều chuyển biến tích cực, tình trạng vi phạm lâm luật giảm cả về số lượng lẫn mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên công tác QLBVR trên địa bàn vẫn còn nhiều tồn tại không thể giải quyết một sớm một chiều.

Hiện toàn huyện có trên 51 nghìn ha rừng tự nhiên trong khi Hạt Kiểm Lâm Mù Cang Chải chỉ có 36 cán bộ (29 biên chế và 7 hợp đồng). Như vậy, bình quân mỗi cán bộ kiểm lâm phải quản lý trên 1.000 ha rừng, đây là nhiệm vụ rất khó khăn, nặng nề. Bên cạnh đó, một số cơ sở chính quyền địa phương chưa thực sự vào cuộc, vẫn coi việc bảo vệ rừng thuộc trách nhiệm của riêng ngành kiểm lâm nên việc phá rừng, cháy rừng vẫn còn xảy ra.

Một số cán bộ kiểm lâm địa bàn do sự điều động công tác chưa tìm hiểu hết phong tục tập quán, ngôn ngữ nên trong hiệu quả giao tiếp, thuyết phục nhân dân tham gia bảo vệ rừng chưa cao, chưa bám sát địa bàn, nắm bắt thông tin các đối tượng nên việc buôn bán lâm sản trái phép vẫn xảy ra ở một số xã như: Nậm Có, Nậm Khắt.

Là huyện cóvới 91% dân số là đồng bào Mông trình độ dân trí thấp, cuộc sống chủ yếu dựa vào việc đốt nương làm rẫy nên thường xuyên gây ra các vụ cháy rừng do bất cẩn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khai thác gỗ thời gian qua là do trong quá trình làm nhà, tách hộ, xóa nhà dột nát phần lớn bà con đều khai thác gỗ rừng nên có sự tác động khá lớn đến nguồn lâm sản.

 Đặc biệt là thời gian gần đây các đầu nậu tích cực thu mua gỗ pơ mu với giá cao khiến người dân thi nhau vào rừng tận thu gốc, rễ pơ mu còn sót lại, gây khó khăn cho công tác QLBVR. Hệ quả là có nhiều cây pơ mu nhỏ với đường kính từ 20-30cm cũng bị xẻ thịt bán cho các đầu nậu. Khu bảo tồn thiên nhiên xã Chế Tạo cũng đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại khi gần đây có thông tin tỉnh Sơn La chuẩn bị xây dựng thủy điện trên một con suối lớn giáp ranh với xã Chế Tạo nằm ở vùng lõi của Khu bảo tồn. Nếu điều này xảy ra thì việc chặn dòng suối sẽ khiến một số diện tích rừng nguyên sinh ở Chế Tạo bị ngập. Thêm nữa, làm thủy điện chắc chắn sẽ phải làm đường, đi lại thuận tiện cũng có mặt trái của nó là mối đe dọa mất rừng tăng lên. Ngay cả trong khi thi công, không ít diện tích rừng đã bị mất.

Những tháng cuối năm, Hạt Kiểm lâm Mù Cang Chải sẽ tăng cường phối hợp với lực lượng công an, quân đội, các ngành chức năng, chính quyền địa phương trong thực hiện nhiệm vụ QLBVR. Đồng thời, tham mưu với chính quyền địa phương thực hiện tốt Nghị định 245/1998/QĐ - TTg về trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương; làm tốt công tác tuyên truyền và xử lý việc khai thác gỗ trái phép làm nhà; tăng cường tuần tra trên các tuyến đường trọng điểm, các điểm nóng về khai thác lâm sản, đặc biệt trong dịp cuối năm. T

hêm vào đó, trước nguy cơ Khu bảo tồn đang bị xâm hại nghiêm trọng, Mù Cang Chải đã đề xuất kiến nghị với Chi cục Kiểm lâm về việc thành lập Hạt Kiểm lâm riêng cho Khu bảo tồn. Điều này là hoàn toàn cần thiết khi mà diện tích rừng rộng 20 nghìn ha song lực lượng bảo vệ lại quá mỏng (chỉ có 16 người tại 4 chốt).

 Hùng Cường

Các tin khác

Ngày 6-10, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư 32 cho phép một số ngân hàng đủ điều kiện được chuyển đổi một phần số vàng huy động và vàng tồn quỹ thành tiền để bổ sung nguồn cung vàng trên thị trường trong nước.

Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư về phí trước bạ, theo đó ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi (bao gồm cả trường hợp ô tô bán tải vừa chở người vừa chở hàng) sẽ nộp lệ phí trước bạ theo tỷ lệ từ 10-20%.

Kể từ 10/10 tới đây, hàng loạt lãi suất chủ chốt như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng sẽ chính thức được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Tạ Văn Long (người đội mũ) kiểm tra diện tích ngô gieo bầu ở xã Đại Phác, huyện Văn Yên.

YBĐT - Đó là yêu cầu của đồng chí Tạ Văn Long - Phó chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái khi đi kiểm tra thực tế tình tình sản xuất cây vụ đông tại các huyện Lục Yên, Văn Yên và Trấn Yên trong ngày 5 và 6/10. >>Cần tạo đột phá trong sản xuất vụ đông / Yên Bái tập trung sản xuất vụ đông

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục