Tìm lối đi cho doanh nghiệp khối xây lắp

  • Cập nhật: Thứ ba, 13/12/2011 | 9:33:25 AM

YBĐT - Cứ gần hết năm là các doanh nghiệp khối xây lắp lại kêu trời vì không thanh toán được vốn với các chủ đầu tư. Trong khi số nợ quá hạn của Chi nhánh BIDV năm 2011 có trên 10% thuộc về các doanh nghiệp khối xây lắp.

Công trình thủy điện Hồ Bốn (Mù Cang Chải) đang được khẩn trương hoàn thiện.
(Ảnh: Thanh Miền)
Công trình thủy điện Hồ Bốn (Mù Cang Chải) đang được khẩn trương hoàn thiện. (Ảnh: Thanh Miền)

Liên tục trong nhiều năm nay, năm nào cũng vậy, cứ gần hết năm là các doanh nghiệp khối xây lắp lại kêu trời vì không thanh toán được vốn với các chủ đầu tư. Trong khi doanh nghiệp lại đang phải gánh một món nợ khổng lồ từ các ngân hàng thương mại. Trong số nợ quá hạn của Chi nhánh BIDV năm 2011 có trên 10% thuộc về các doanh nghiệp khối xây lắp. Vậy đâu là lối đi cho các doanh nghiệp này?

Qua tìm hiểu được biết, đến hết tháng 11/2011, các doanh nghiệp trong khối xây lắp không thanh toán được vốn với các chủ đầu tư lên trên 200 tỷ đồng. Doanh nghiệp bị nợ ít cũng vài ba tỷ, nhiều lên tới trên 50 tỷ đồng còn lại là ở mức 20-30 tỷ đồng. Có nhiều doanh nghiệp xây dựng cho các chủ đầu tư công trình đã đi vào sử dụng 3-4 năm nhưng đến nay vẫn chưa thanh toán hết được vốn. Vốn không thanh toán được đồng nghĩa với doanh nghiệp khó khăn, muốn tồn tại buộc danh nghiệp phải đi vay vốn ngân hàng với lãi suất cao.

Anh bạn tôi là giám đốc một công ty xây dựng khá “tầm cỡ”, thế nhưng một hai năm trở lại đây doanh nghiệp rất “thân” với các ngân hàng thương mại. Ngân hàng nào cũng có dư nợ từ 5-10 tỷ đồng của doanh nghiệp, đấy là chưa kể huy động vốn từ cá nhân, người thân trong gia đình. Anh bộc bạch: “Không phải là doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, đành rằng bước vào năm 2011 các doanh nghiệp chịu sự tác động không nhỏ do lạm phát, giá cả các mặt hàng tăng cao thế nhưng cái chính là không thanh toán được vốn.

Trước đây các doanh nghiệp xây lắp chạy đôn chạy đáo, nhờ vả và thậm chí dùng cả những “thủ đoạn” để đấu thầu, chỉ định thầu mới có được công trình để làm nhưng nay sợ nhất là thanh toán vốn. Doanh nghiệp đã thi công xây dựng xong công trình trụ sở làm việc UBND và HĐND của một huyện có tổng vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng và đã bàn giao cho chủ đầu tư đưa vào sử dụng hơn một năm nay nhưng đến nay vẫn không thanh toán được vốn.

Trong khi để có vốn xây dựng công trình doanh nghiệp phải vay ngân hàng, như vậy trong một năm không thanh toán được doanh nghiệp phải gánh thêm mất 1,2 tỷ đồng tiền lãi. Hiện tổng số các chủ đầu tư nợ công ty gần 50 tỷ đồng và cứ đà này chỉ vài tháng nữa mà không thanh toán được doanh nghiệp rất dễ phá sản. Có lẽ đây không chỉ là khó khăn riêng ở một doanh nghiệp khối xây lắp nào mà nó là tình trạng diễn ra khá phổ biến hiện nay thuộc các lĩnh vực, công trình, mọi nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, vốn vay đến vốn đầu tư nước ngoài.

Giải pháp duy nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay là tích cực theo sát các chủ đầu tư, khi vốn về là đề nghị thanh toán ngay với phương châm: “Được đồng nào hay đồng ấy”. Về lâu dài, các doanh nghiệp cũng lấy đó là bài học trong lựa chọn và tham gia đấu thầu tìm kiếm công trình, doanh nghiệp cần tìm hiểu các công trình được đầu tư từ nguồn nào, việc giải ngân thực hiện ra sao để có hướng đấu thầu, nhận công trình thi công cho phù hợp.

Vẫn biết áp lực về việc làm cho công nhân là rất lớn nhưng có lẽ danh nghiệp cũng không nên nhận, đấu thầu các công trình bằng mọi giá. Hơn ai hết các chủ doanh nghiệp cần tỉnh táo trong sản xuất kinh doanh trong nền cơ chế thị trường đầy biến động hiện nay để có những bước đi thích hợp cho doanh nghiệp.

Thanh Phúc

Các tin khác
Người dân thành phố nộp thuế nhà đất năm 2011.

YBĐT - Với nhiều giải pháp tích cực, đến ngày 28/11/2011, Chi cục Thuế thành phố Yên Bái đã thu 150 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước, hoàn thành kế hoạch tỉnh giao.

YBĐT - Hết tháng 11, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã trồng xong 3.500 ha rừng các loại, vượt 192 ha kế hoạch trồng rừng năm 2011; trong đó: rừng sản xuất 753 ha, cây lâm nghiệp xã hội 2.522 ha, rừng doanh nghiệp trồng 417 ha.

Cánh đồng lúa xã Cảm Nhân, huyện Yên Bình (Yên Bái) luôn đạt năng suất cao do áp dụng đúng các biện pháp KHKT, giống và khung thời vụ gieo cấy.

YBĐT - Sản xuất nông nghiệp năm 2011 của tỉnh Yên Bái gặp nhiều bất lợi, vụ xuân rét đậm, rét hại kéo dài, vụ mùa hạn hán và sâu bệnh phá hại, song với sự chỉ đạo tốt về mùa vụ và tích cực phòng, chống dịch bệnh của bà con nông dân, sản xuất nông nghiệp vẫn tạo nên những mùa vụ bội thu.

YBĐT - 163 hộ nghèo trong số 373 hộ nghèo đủ tiêu chuẩn của huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã được vay gần 1,2 tỷ đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội để mua trâu, bò sinh sản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục