Cần bảo tồn và phục tráng giống quýt sen Lục Yên

  • Cập nhật: Thứ ba, 13/12/2011 | 2:41:55 PM

YBĐT - Cây quýt sen đã được người dân Lục Yên (Yên Bái) trồng từ rất lâu đời, quả chín có màu vàng tươi, chất lượng quả rất thơm ngon lại giàu giá trị dinh dưỡng.

Cán bộ kỹ thuật đang khảo sát giống quýt sen tại trang trại cây ăn quả của gia đình anh Phạm Văn Hợp.
Cán bộ kỹ thuật đang khảo sát giống quýt sen tại trang trại cây ăn quả của gia đình anh Phạm Văn Hợp.

 Khi còn nhỏ, tôi đã thấy trong các phiên chợ xã, chợ huyện, mùa thu hoạch quýt, cảnh người mua, kẻ bán diễn ra tấp nập, có cả thương lái từ khắp nơi đến mua bán vận chuyển đi tiêu thụ ở các nơi khác, cây quýt sen đã góp phần đáng kể vào thu nhập của người nông dân. Dù không nói ra song mỗi người dân Lục Yên đều cảm thấy tự hào khi giới thiệu với bạn bè trong và người tỉnh về đặc sản quê mình.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân như sâu bệnh phát sinh gây hại nặng, người dân ít đầu tư thâm canh, khả năng ứng dụng khoa học kĩ thuật còn hạn chế, các cơ quan chuyên môn của huyện cũng chưa xây dựng được các phương án bảo tồn nên cây quýt sen đang dần bị mai một và đứng trước nguy cơ mất giống. Hiện nay, huyện Lục Yên chỉ còn khoảng 10 cây trồng bằng hạt trên 20 năm tuổi tại xã Lâm Thượng và khoảng 8 ha trồng bằng cành chiết đang chuẩn bị bước vào thời kỳ kinh doanh tại xã Khánh Hoà và thị trấn Yên Thế.

Trong chuyến đi thực tế tìm hiểu về cây quýt sen, chúng tôi ghé thăm trang trại của gia đình anh Phạm Văn Hợp thuộc khu vực núi Nặm Ngập, thị trấn Yên Thế, anh cho biết, hiện nay gia đình anh trồng trên 1.300 cây cam, quýt, trong đó có 600 cây quýt sen và đang ở thời kỳ cho thu hoạch, năm nay được mùa trang trại của anh thu khoảng 6.000kg quả, giá bán bình quân 20.000đồng/kg nên ước tính gia đình anh thu nhập khoảng trên 100 triệu đồng.

Anh chia sẻ với chúng tôi, hiện nay cả huyện chỉ có gia đình anh trồng nhiều quýt sen nhất, còn lại các gia đình khác trồng rất ít, vì  khi trồng cây hay bị bệnh đặc biệt là bệnh vàng lá, rụng quả non, anh rất băn khoăn là nếu cứ theo tình trạng hiện nay thì chỉ trong một vài năm tới sẽ mất hẳn giống quýt đặc sản này.

Đem những băn khoăn của anh, chúng tôi tìm gặp ông Hoàng Văn Số, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện được biết, ông Số cũng rất trăn trở về vấn đề này, hiện nay, một số giống cây ăn quả đặc sản của huyện Lục Yên như giống quýt sen, hồng không hạt Vĩnh Lạc diện tích đang giảm một cách nhanh chóng nếu không có các biện pháp cấp bách thì sẽ dẫn đến mất hẳn một số giống cây ăn quả đặc sản.

Ông cho biết thêm, vừa qua huyện đã có văn bản chính thức đề xuất với các ban, ngành của tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí để huyện xây dựng mô hình sản xuất giống quýt sen sạch bệnh với mục đích nhân giống, mở rộng tiến tới xây dựng lại thành vùng sản xuất quýt sen hàng hoá huyện Lục Yên.

Với những mong muốn và quyết tâm của các cấp, các ngành đặc biệt là ngành nông nghiệp huyện, hy vọng rằng trong tương lai không xa ta lại có thể bắt gặp những hình ảnh mua bán tấp nập giống quýt sen đặc sản của người dân và thương lái trong các phiên chợ của người dân miền đất Ngọc.

 Lê Viết Đại

Các tin khác

YBĐT - Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Chấn (Yên Bái), tổng sản lượng lương thực có hạt toàn huyện năm 2011 đã đạt trên 57.700 tấn, tăng trên 2.700 tấn so với năm 2010, trong đó thóc trên 19.800 tấn, ngô gần 25.000 tấn, còn lại là các hoa màu có hạt khác.

Đây là xếp hạng mới nhất của UNIDO về hiệu suất công nghiệp (CIP) Việt Nam đến năm 2009.

Công trình thủy điện Hồ Bốn (Mù Cang Chải) đang được khẩn trương hoàn thiện.
(Ảnh: Thanh Miền)

YBĐT - Cứ gần hết năm là các doanh nghiệp khối xây lắp lại kêu trời vì không thanh toán được vốn với các chủ đầu tư. Trong khi số nợ quá hạn của Chi nhánh BIDV năm 2011 có trên 10% thuộc về các doanh nghiệp khối xây lắp.

Người dân thành phố nộp thuế nhà đất năm 2011.

YBĐT - Với nhiều giải pháp tích cực, đến ngày 28/11/2011, Chi cục Thuế thành phố Yên Bái đã thu 150 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước, hoàn thành kế hoạch tỉnh giao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục