Cạnh tranh công nghiệp Việt Nam tiến bộ nhất thế giới

  • Cập nhật: Thứ ba, 13/12/2011 | 2:23:56 PM

Đây là xếp hạng mới nhất của UNIDO về hiệu suất công nghiệp (CIP) Việt Nam đến năm 2009.

Sáng 13/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương và Tổ chức phát triển công nghiệp LHQ (UNIDO) công bố Báo cáo Cạnh tranh công nghiệp năm 2011.

Tại lễ công bố này, ông Wilfried Luetkenhorst, Giám đốc điều hành UNIDO, cho biết, chỉ số xếp hạng cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam xếp thứ 58 vào năm 2009 (trong tổng số 118 quốc gia), đã tiến lên 14 bậc chỉ trong vòng 4 năm, do vậy trở thành một trong những quốc gia tiến bộ nhanh nhất thế giới.

Báo cáo CTCN 2011 nhằm đóng góp vào các thảo luận chính sách bằng cách cung cấp khung lý thuyết về các động lực của cạnh tranh công nghiệp, định vị các ngành công nghiệp Việt Nam trong bối cảnh quốc tế, xác định hạn chế của các ngành công nghiệp có thể được giải quyết thông qua chính sách, và trình bày kiến nghị cụ thể cho các nhà lãnh đạo Việt Nam.

Báo cáo Cạnh tranh Công nghiệp năm 2011 (CTCN 2011) coi công nghiệp hoá là cốt lõi trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Điều này phù hợp với các bằng chứng thực nghiệm và lịch sử cho thấy rằng một nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng cần có ngành công nghiệp mạnh mẽ. Thúc đẩy lĩnh vực sản xuất chế tạo càng có ý  nghĩa quan trọng trong việc tạo thêm của cải và việc làm trong tương lai. Báo cáo CTCN 2011 lập luận rằng thay đổi cơ cấu theo hướng phát triển các lĩnh vực thâm dụng công nghệ mang tính chiến lược có thể đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và cung cấp nền tảng cần thiết cho tăng trưởng bền vững.

Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Báo cáo CTCN 2011 sẽ trở thành một tài liệu hữu ích, có thể giúp các nhà hoạch định chính sách trong việc hoạch định chính sách công nghiệp và thương mại đáp ứng yêu cầu của thực tế khách quan trong giai đoạn phát triển công nghiệp mới của Việt Nam”.

Bộ trưởng nhấn mạnh 2 vấn đề lớn đã được nêu bật trong báo cáo: đánh giá vai trò của tự do hoá thương mại trong thời gian vừa qua đối với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và sản xuất; và sự cần thiết của việc tái hoạch định các chính sách và chiến lược công nghiệp. Ông cho rằng, sự ra đời của Báo cáo CTCN 2011 có ý nghĩa quan trọng vì nó hàm chứa những ngụ ý chính sách hữu ích cho Việt Nam.

Ông Wilfried Luetkenhorst, Giám đốc điều hành của UNIDO, chỉ ra rằng: “năng lực cạnh tranh công nghiệp không – hoặc ít nhất không hoàn toàn – phụ thuộc vào trữ lượng tài nguyên của một quốc gia. Lợi thế cạnh tranh có thể được tạo nên”. Báo cáo CTCN 2011 nhấn mạnh quan điểm này  và luập luận rằng Việt Nam cần hướng tới các lĩnh vực có mức độ phức tạp công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn.

(Theo VOV)

Các tin khác
Công trình thủy điện Hồ Bốn (Mù Cang Chải) đang được khẩn trương hoàn thiện.
(Ảnh: Thanh Miền)

YBĐT - Cứ gần hết năm là các doanh nghiệp khối xây lắp lại kêu trời vì không thanh toán được vốn với các chủ đầu tư. Trong khi số nợ quá hạn của Chi nhánh BIDV năm 2011 có trên 10% thuộc về các doanh nghiệp khối xây lắp.

Người dân thành phố nộp thuế nhà đất năm 2011.

YBĐT - Với nhiều giải pháp tích cực, đến ngày 28/11/2011, Chi cục Thuế thành phố Yên Bái đã thu 150 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước, hoàn thành kế hoạch tỉnh giao.

YBĐT - Hết tháng 11, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã trồng xong 3.500 ha rừng các loại, vượt 192 ha kế hoạch trồng rừng năm 2011; trong đó: rừng sản xuất 753 ha, cây lâm nghiệp xã hội 2.522 ha, rừng doanh nghiệp trồng 417 ha.

Cánh đồng lúa xã Cảm Nhân, huyện Yên Bình (Yên Bái) luôn đạt năng suất cao do áp dụng đúng các biện pháp KHKT, giống và khung thời vụ gieo cấy.

YBĐT - Sản xuất nông nghiệp năm 2011 của tỉnh Yên Bái gặp nhiều bất lợi, vụ xuân rét đậm, rét hại kéo dài, vụ mùa hạn hán và sâu bệnh phá hại, song với sự chỉ đạo tốt về mùa vụ và tích cực phòng, chống dịch bệnh của bà con nông dân, sản xuất nông nghiệp vẫn tạo nên những mùa vụ bội thu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục