Trạm Tấu tăng cường các biện pháp chống rét cho gia súc

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/12/2011 | 9:07:39 AM

YBĐT - Lên vùng cao Trạm Tấu (Yên Bái) những ngày này người dân đang phải căng mình chống rét cho đàn gia súc. Ở đây đã xuất hiện những con gia súc bị chết rét.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đợt rét đầu tiên của vụ đông xuân 2011-2012 đã bắt đầu và kéo dài được 2 tuần và đang tiếp tục kéo dài khi có một đợt không khí lạnh tăng cường mới từ ngày 14/12 làm nhiệt độ giảm xuống ở mức 6 độ. Lên vùng cao Trạm Tấu những ngày này người dân đang phải căng mình chống rét cho đàn gia súc. Lác đác đã xuất hiện những con gia súc bị chết rét.

Cái lạnh ở vùng cao Trạm Tấu cũng rất thất thường, trong đợt rét đậm kéo dài đã kéo dài 2 tuần nay có những ngày sương muối xuống nhiều khiến cho cái rét như cắt da cắt thịt. Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Đăng Ngọc - Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Trạm Tấu lo lắng: “Chưa có thống kê cụ thể nhưng lác đác đã xuất hiện gia súc chết rét, thực hiện sự chỉ đạo của UBND huyện, chúng tôi đang tỏa đi khắp các xã để chống rét cho gia súc”.

Hát Lừu là xã làm khá tốt việc phòng, chống rét cho gia súc. Ông Đồng Văn Lả - Bí thư Đảng ủy xã cho biết: “Rút kinh nghiệm những năm trước, năm nay chúng tôi đã chỉ đạo 100% người dân tích trữ rơm khô làm thức ăn gia súc. Hầu hết người dân đều có ý thức thực hiện rất nghiêm, nhà nào có gia súc thì đều có dự trữ rơm khô, thậm chí những hộ có nhiều trâu, bò còn phải đi gom rơm rạ ở những xã khác mới đủ”.

Chúng tôi đến thăm gia đình Anh Lò Văn Nghiên, thôn Hát 1 khi anh đang xếp lại những bó rơm được chất đầy trong chuồng trâu. Anh cho biết: “Nhiều năm nay mình đều trữ rơm khô làm thức ăn cho trâu. Mùa đông thức ăn rất khan hiếm nên phải trữ đủ. Hầu hết người dân trong bản nhà nào có trâu, bò thì đều trữ rơm khô. Trâu bò cũng ít người thả rông vì sợ chết rét, hoặc vào nương của người khác phá, những hộ có trâu bò chết rét trước đây đều do thả rông, còn nếu buộc ở nhà cho ăn dù không đầy đủ thì cũng không chết được”.

Năm nào cũng vậy cứ đến mùa rét, ở Trạm Tấu đều có gia súc bị chết. Đợt rét cuối năm 2010 đầu 2011 đã làm chết hơn 1.000 con trâu, bò của người dân. Để chuẩn bị đối phó với giá rét vụ đông xuân 2011-2012, Trạm Tấu đã có kế hoạch chi tiết dự trữ thức ăn cho gia súc. Trong khi thu hoạch vụ mùa người dân đã chủ động tích trữ rơm và làm được gần 500 cây rơm.

Theo anh Nguyễn Thành Hưng - Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện, cùng với 1.038 ha ngô, 200 ha cỏ thì thức ăn vụ đông năm nay có thể đáp ứng 50% đến 60% cho đàn trâu, bò gần 9.000 con của huyện. Số còn lại, những ngày ấm áp hơn người dân cần dắt chăn thả, bổ sung thức ăn tinh thì có thể đáp ứng được nguồn thức ăn cho gia súc.

Tết truyền thống của đồng bào Mông năm nay, thay vì vui chơi đón tết bằng các lễ hội văn hóa dân tộc thì người dân vùng cao Trạm Tấu đang phải căng mình lo chống rét và cứu đàn gia súc. Anh Nguyễn Thành Hưng, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện cho biết thêm: “Để tăng cường các biện pháp chống rét cho đàn gia súc, Phòng đã cử cán bộ trực tiếp xuống các thôn, bản hướng dẫn người dân cách chống rét cho trâu bò, tăng cường che chắn chuồng trại, cho trâu, bò uống nước muối ấm, cho ăn cám, đốt lửa sưởi ấm cho trâu bò. Vận động người dân không chăn thả trâu bò vào ngày giá rét”.

Hiện nay ở Trạm Tấu vẫn còn đến 45-50% số gia súc bà con vẫn thả rông trên rừng. Vì vậy trong công tác chỉ đạo chống rét cần phải quyết liệt hơn. Lâu nay chúng ta vẫn thực hiện hỗ trợ một phần tiền cho những hộ có trâu bò chết rét, trong chính sách này cần phải bổ sung thêm các quy định nghiêm ngặt hơn. Ví dụ như những hộ có trâu bò chết rét nhưng chết do thả rông trên rừng hoặc hộ không thực hiện dự trữ thức ăn cho gia súc thì không hỗ trợ.

Chăn nuôi đại gia súc ở vùng cao là tiềm năng và thế mạnh nhưng trong vài năm trở lại đây không có sự tăng trưởng, thậm chí có xu hướng giảm do chưa thể phục đàn gia súc hồi sau mỗi vụ rét. Do vậy, ngoài nâng cao nhận thức của chính người dân thì công tác chống rét cho gia súc cần phải được quan tâm hơn, chỉ đạo quyết liệt hơn của các cấp, các ngành thì mới có hiệu quả.

 Anh Dũng

Các tin khác

Ngày 20-12, Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố Chiến lược đối tác quốc gia với Việt Nam (CPS) trong 5 năm tới (2012-2016). Theo đó, trong giai đoạn này dự kiến nguồn vốn ưu đãi của WB, Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) để hỗ trợ Việt Nam là khoảng 4,2 tỷ USD.

Các hộ sinh hoạt sẽ với chịu mức giá điện mới cao nhất có thể tới 2060 đồng/kWh. Hình thức “3 giá” cũng được áp dụng đối với khách hàng sử dụng điện vào mục đích sản xuất, kinh doanh... Theo bộ Công Thương, ngành điện vẫn lỗ với giá điện điều chỉnh lần này.

Một góc xã Nậm Khắt.

YBĐT - Đi như dò dẫm từng bước một rồi cũng qua đỉnh đèo Khau Phạ bởi màn sương đặc quánh bao quanh sườn núi. Băng qua rừng thông cổ thụ trên con đường bê tông ngoằn nghèo uốn lượn mãi lên cao để đến Nậm Khắt.

Các cơ sở kéo sợi tơ tằm ở Trấn Yên cho thu nhập kinh tế cao và giải quyết việc làm cho nhiều lao động,

YBĐT - Với gần 3 tỷ đồng thu về từ tiền bán kém tằm trong năm 2011, cây dâu, con tằm đang ngày càng khẳng định hiệu quả kinh tế cao trên đồng đất Tân Đồng, trở thành cây trồng chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương và hướng thoát nghèo cho không ít nông dân nơi đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục