Sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư cho giao thông Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ hai, 2/1/2012 | 8:31:34 AM

YBĐT - Năm 2011, khắc phục khó khăn, ngành đã nỗ lực tìm kiếm các nguồn lực để đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông - ông Đỗ Văn Dự - Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải Yên Bái đã trao đổi với phóng viên YBĐT như thế khi năm cũ vừa kết thúc.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

- Cắt giảm đầu tư công đã ảnh hưởng như thế nào tới Ngành giao thông - vận tải, thưa ông? 

Ông Đỗ Văn Dự (ảnh): Hiện nay, các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh gặp một số khó khăn, đặc biệt là khó khăn về nguồn vốn. Nhu cầu đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông lớn nhưng vốn thanh toán hạn chế dẫn đến nợ đọng ở một số dự án, ảnh hưởng tiến độ triển khai thực hiện các công trình giao thông. Vấn đề vốn đầu tư cho giao thông luôn là một trong những khó khăn lớn của ngành, khó khăn càng lớn khi Chính phủ có Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Nguồn ngân sách đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông bị cắt giảm mạnh nên một số công trình đã giao kế hoạch vốn phải tạm dừng, giãn tiến độ thi công như: công trình đường Khánh Hòa - Văn Yên; thảm mặt đường bê tông nhựa đoạn từ Km19 - Km27 đường Khánh Hòa - Minh Xuân; giãn tiến độ giai đoạn II dự án đầu tư xây dựng cầu Trái Hút...

Việc này sẽ kéo dài thời gian hoàn thành dự án, phát sinh khối lượng, giảm hiệu quả đầu tư. Một số dự án đã thực hiện xong công tác lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng nhưng không có kinh phí chi trả nên không thể triển khai thi công xây dựng như các công trình: cầu Ngòi A, giai đoạn II của dự án đầu tư xây dựng cầu Trái Hút (Văn Yên).

- Thưa ông, để khắc phục những khó khăn này, ngành giao thông - vận tải đã có những giải pháp gì?

+ Khắc phục khó khăn, Ngành giao thông - vận tải Yên Bái đã tập trung chỉ đạo các đơn vị, phòng, ban đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng các dự án để có mặt bằng sạch bàn giao cho nhà thầu thi công. Đồng thời tập trung chỉ đạo thực hiện các công trình trọng điểm như: đường tránh ngập thành phố Yên Bái; đôn đốc, kiểm tra thường xuyên tiến độ và chất lượng công trình, kịp thời phát hiện những sai sót để có biện pháp xử lý, bảo đảm chất lượng công trình.

Bên cạnh đó, ngành thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư đối với các dự án giao thông làm cơ sở vận động, thu hút các nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương, vốn vay ODA, vốn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế cũng như tận dụng nguồn lực của các doanh nghiệp để đầu tư hạ tầng giao thông bằng việc xây dựng các dự án đầu tư theo hình thức BT, BOT… có tính khả thi cao.

Thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải gây kéo dài thời gian thi công, nợ đọng trong xây dựng cơ bản, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương, các tổ chức trong nước và quốc tế.

- Xin ông cho biết, nhiệm vụ chính của ngành giao thông - vận tải Yên Bái trong năm 2012?

+ Năm 2012, Sở Giao thông - Vận tải Yên Bái sẽ tập trung triển khai các công trình trọng điểm của tỉnh được giao cụ thể như: tập trung chỉ đạo đẩy nhanh công tác đền bù, giải phóng mặt bằng đường tránh ngập thành phố Yên Bái đoạn nối trung tâm Km5 - quốc lộ 32C để sớm bàn giao mặt bằng thi công cho nhà thầu thi công; đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công để bàn giao các công trình trọng điểm của tỉnh như: đường từ Mường La, tỉnh Sơn La đi Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái; cầu Ngòi A…

Đồng thời triển khai dự án đường Yên Bái - Khe Sang đoạn Yên Bái - Trái Hút bằng vốn vay của ADB; thực hiện tốt công tác quản lý, bảo trì, sửa chữa đường bộ, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn trong mọi tình huống; thực hiện tốt công tác phòng chống bão lũ, bảo đảm giao thông trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh vào mùa mưa lũ nhằm giảm thiệt hại về người và tài sản.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Quang Thiều

Các tin khác

YBĐT - Trước thềm năm mới những người chủ doanh nghiệp ở Yên Bái nói gì trước những khó khăn mà họ phải chèo lái đưa "con thuyền" vượt qua trong 365 năm ngày tới?. >>Lao đao “con thuyền” doanh nghiệp

Kỹ sư của Trung tâm kiểm tra quá trình sinh trưởng của nấm Linh chi.

YBĐT - Những năm qua, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ thuộc Sở KHCN Yên Bái đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, thực nghiệm, trình diễn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân Yên Bái, góp phần thực hiện tốt chủ trương đưa KHCN vào vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

Toàn tỉnh đã có trên 450 trang trại chăn nuôi đang sản xuất, góp phần cải tiến phương thức chăn nuôi và nâng cao giá trị sản xuất.

YBĐT - Đứng trước hàng loạt khó khăn như: thiên tai, dịch bệnh, giá thức ăn tăng cao, thiếu vốn sản xuất... nhưng chăn nuôi theo hướng hàng hóa năm qua trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn ổn định, xuất hiện nhiều trang trại doanh thu bạc tỷ.

Từ chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, người Dao ở Trần Yên đã thoát nghèo nhờ phát triển kinh tế rừng.

YBĐT - Năm 2011, với rất nhiều chính sách của Đảng và Chính phủ ưu tiên quan tâm phát triển và nâng cao chất lượng đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã và đang từng bước được cải thiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục