Hiệu quả từ khuyến khích hỗ trợ chăn nuôi ở thành phố Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ ba, 31/1/2012 | 9:46:58 AM

YBĐT - Sau 3 năm triển khai thực hiện chính sách đầu tư hỗ trợ trong sản xuất chăn nuôi của tỉnh và thành phố, đến nay trên địa bàn thành phố Yên Bái đã có 160 mô hình chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản theo quy mô lớn được hỗ trợ với số tiền trên 3 tỷ đồng mang lại hiệu quả thiết thực.

Ông Nguyễn Huy Tâm bên ao nuôi ba ba của gia đình.
Ông Nguyễn Huy Tâm bên ao nuôi ba ba của gia đình.

Ông Nguyễn Huy Tâm, thôn Liên Phú, xã Văn Phú (thành phố Yên Bái) trước đây chỉ chăn nuôi lợn để lấy nguồn phân bón cho rau màu. Đến năm 2008, nhân một chuyến lên vùng cao chơi thấy ngoài chợ bán thịt lợn rừng ngon và được giá, trở về nhà ông đã thế chấp sổ đỏ vay tiền ngân hàng để mua con giống nhân đàn. Cùng với lợn rừng lai, gia đình ông Tâm còn tự mày mò lai tạo ra giống lợn lai Mỹ và hiện đang được thị trường ưa chuộng, giá thành lại luôn ổn định nhiều năm nay.

Ông Tâm cho biết: “Năm 2009, gia đình đã bị một phen lao đao bởi đàn lợn nhiễm dịch bệnh lạ rồi chết dần chỉ còn đàn lợn nái. Trong lúc đang loay hoay do thiếu vốn để đầu tư gây dựng lại đàn lợn thì gia đình ông được vay 200 triệu đồng từ Dự án 120 giải quyết việc làm với lãi suất thấp. Sau đó lại được thành phố hỗ trợ 30 triệu đồng cho mô hình chăn nuôi lợn thịt 200 con trở lên. Năm 2010, được hỗ trợ 30 triệu đồng cho mô hình 20 con lợn nái và 20 triệu đồng cho mô hình nuôi 230 con ba ba thương phẩm.

Đồng thời, ông thường xuyên được tham gia tập huấn về kỹ thuật và phòng trừ dịch bệnh trong chăn nuôi nên mô hình chăn nuôi của gia đình ông đã từng bước đem lại hiệu quả kinh tế. Gia đình ông thường xuyên duy trì đàn lợn thương phẩm 200 con và đàn lợn nái 40 con, riêng lợn lai của gia đình ông Tâm đã có thương hiệu tại địa phương và vượt ra ngoài tỉnh.

Ông Tâm kể: “Có thương lái đặt mua thường xuyên mỗi tháng 200 con nhưng gia đình ông từ chối vì không đủ giống để cung cấp”. Với gần 2000 m2 diện tích chuồng trại chăn nuôi lợn và ao ba ba đặc sản giúp ông Tâm thu nhập mỗi năm bình quân gần 200 triệu đồng. Riêng năm vừa rồi, doanh thu của gia đình ông bà khoảng 1 tỷ đồng, trong đó thực lãi khoảng 300 triệu đồng. Mô hình chăn nuôi của gia đình ông thường xuyên có người đến thăm quan học hỏi, bà con trong thôn, trong xã có nhu cầu chăn nuôi đều được gia đình ông tận tình hướng dẫn.

Qua đó, gia đình ông Tâm đã giúp 3 hộ trong xã thoát nghèo, 5 hộ vươn lên khá, giàu và nhiều hộ được phổ biến kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi. Mô hình của gia đình ông cũng thu hút gần chục lao động theo thời vụ với hình thức trả công nhật 80 ngàn đồng ngày. Cùng với sự khuyến khích của địa phương và sự đóng góp của gia đình ông Tâm, đến nay xã Văn Phú đã xuất hiện trên chục mô hình chăn nuôi lợn thịt và lợn sinh sản theo quy mô lớn.

Ở xã Tân Thịnh, một xã thuần nông của thành phố hiện đã phát triển 47 mô hình chăn nuôi, trong đó chủ yếu là nuôi lợn và ba ba. Gia đình anh Lê Quang Tuấn, thôn Thanh Hùng, năm 2010 cũng được hỗ trợ  20 triệu đồng để đầu tư nuôi thả trên 100 con ba ba thương phẩm. Năm vừa qua, xã Tân Thịnh cũng là địa phương được hỗ trợ xây dựng nhiều mô hình chăn nuôi của thành phố.

Nói về hiệu quả của những mô hình chăn nuôi trên địa bàn, ông Nguyễn Văn Huy- Phó chủ tịch UBND xã Tân Thịnh cho hay: “Trước đây, bà con chăn nuôi nhỏ lẻ, hiệu quả không cao. Từ năm 2008 đến nay, nhờ có chính sách hỗ trợ của tỉnh và thành phố, xã đã xây dựng được nhiều mô hình chăn nuôi theo quy mô lớn. Không dừng lại ở những sản phẩm truyền thống mà nhiều hộ còn đầu tư chăn nuôi những con đặc sản như ba ba, nhím, lợn rừng lai… đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt”.

Thực tế cho thấy trong bối cảnh thành phố đang trong quá trình đô thị hóa, đất sản xuất nông lâm nghiệp đang bị thu hẹp dần để nhường chỗ xây dựng những công trình cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp. Việc khuyến khích người dân đầu tư các mô hình chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm đã giúp họ phát triển và nhân rộng các mô hình một cách hiệu quả.

Nhờ sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, người nông dân đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi ngành nghề, thành phố Yên Bái đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi với những mô hình có thu nhập hàng trăm triệu đồng trở lên. Điển hình như hộ gia đình ông Toàn chăn nuôi thỏ ở phường Yên Thịnh, hộ ông Cầu ở Văn Tiến kết hợp chăn nuôi với trồng rừng, hộ bà Tuyết chăn nuôi lợn và gà ở phường Đồng Tâm...

Có sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước về vốn, kỹ thuật cộng với công tác kiểm tra, giám sát phòng chống dịch bệnh ở đàn gia súc, gia cầm được chú trọng nên trong năm qua, thành phố Yên Bái đã duy trì đàn lợn trên 24 nghìn con với hệ số xuất chuồng trong năm đạt 2,3 lần, tổng sản lượng thịt lợn hơi đạt trên 5.200 tấn, đàn gia cầm trên 196 nghìn con, sản lượng thịt đạt 830 tấn.

Trước những trở ngại không nhỏ của thị trường đối với ngành chăn nuôi, thành phố Yên Bái đã kịp thời có chính sách hỗ trợ đầu tư cho phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, qui mô lớn; khuyến khích phát triển chăn nuôi các loại con giống mới như thỏ, baba, nhím… Đồng thời, thành phố đã chỉ đạo ngành chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn và dạy nghề trong lĩnh vực về chăn nuôi thú y; tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi được vay vốn đầu tư, hỗ trợ xây dựng các hầm khí sinh học bioga.

Sau 3 năm triển khai thực hiện chính sách đầu tư hỗ trợ trong sản xuất chăn nuôi của tỉnh và thành phố, đến nay trên địa bàn thành phố Yên Bái đã có 160 mô hình chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản theo quy mô lớn được hỗ trợ với số tiền trên 3 tỷ đồng mang lại hiệu quả thiết thực.

 Huy Văn 

Các tin khác
Gia đình bà Trần thị Nga, tổ 17 phường Đồng Tâm (thành phố Yên Bái), xuất giống cây quế cho Dự án 661 tại huyện Văn Yên.
(Ảnh: Linh Chi)

YBĐT - Ngay trong ngày phát động Tết trồng cây (8/1) cùng với thành phố Yên Bái, các địa phương Trạm Tấu, Trấn Yên và Văn Yên đã tổ chức lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ".

Theo ước lượng của NHNN, hiện số vàng trong dân còn khá lớn, khoảng 300-500 tấn (ảnh minh họa).

Nhân dịp đầu năm mới, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, thời gian tới, Nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp vào thị trường mà thông qua các tổ chức trung gian. Cùng với đó, nếu đến cuối năm, lạm phát về dưới 8-8,5% thì lãi suất huy động cũng hạ còn 10%.

Các công trình giao thông ở vùng cao rất cần có sự giám sát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn.
(Ảnh: Đức Hồng)

YBĐT - Năm qua, Thanh tra Sở Xây dựng Yên Bái đã tổ chức 4 cuộc thanh tra chuyên ngành đối với 21 đơn vị, cá nhân. Kết quả, qua thanh tra đã phát hiện 4 đơn vị, cá nhân sai phạm. Ngành chức năng đã ban hành 5 quyết định xử lý hành chính với tổng số tiền sai phạm thu hồi trên 50 triệu đồng.

Phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, giá vàng trong nước tăng so với trước khi nghỉ Tết, nhưng sau đó lại quay đầu giảm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục