Thành phố Yên Bái cần tiến tới nền sản xuất nông nghiệp đô thị

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/2/2012 | 9:13:02 AM

YBĐT - Cái thiếu của nông dân thành phố Yên Bái là ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu vốn và kiến thức, nhất là chưa có sự liên doanh, liên kết giữa các hộ, nhóm hộ, liên kết với doanh nghiệp, tổ chức từ khâu sản xuất đến thu hoạch và sau thu hoạch.

Vùng chuyên canh rau an toàn xã Tuy Lộc.
(Ảnh: Linh Chi)
Vùng chuyên canh rau an toàn xã Tuy Lộc. (Ảnh: Linh Chi)

Đã hơn 10 năm lên thành phố nhưng người dân thuộc các xã vùng ven như: Minh Bảo, Tuy Lộc, Nam Cường, Tân Thịnh... vẫn chỉ quanh quẩn với cây lúa, cây rau, con lợn, con gà. Cuộc sống đã có phần khấm khá hơn, nhà xây vài ba tầng, thậm chí có cả những biệt thự sang trọng nhưng phát triển nền sản xuất nông nghiệp đô thị ở thành phố Yên Bái vẫn còn lắm nỗi gian truân.

Với hơn 500 ha ruộng và trên 200 ha đất soi bãi, nếu đem số diện tích đất đai này so với các huyện thị khác trong tỉnh thì không thấm vào đâu nhưng với thành phố Yên Bái lại là một “tài sản” kha khá. Bởi diện tích đất ruộng, đất soi bãi này chỉ để trồng rau cung cấp cũng không đáp ứng nổi nhu cầu của hơn 10 vạn dân thành phố. Nói là vậy nhưng sản xuất nông nghiệp của thành phố trong những năm vừa qua vẫn còn nhiều những hạn chế, diện tích ít nhưng năng suất lúa thì thấp nhất tỉnh, có chăng cũng chỉ bằng huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Năm 2011, năm được đánh giá thành công nhất thì giá trị sản xuất nông nghiệp toàn thành phố đạt chưa đầy 100 tỷ đồng, bình quân mỗi ha canh tác chỉ đạt 14 triệu đồng/ha/năm (tính cả đất mầu) một con số khó có thể chấp nhận được trong nền sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Lý giải về vấn đề này nhiều người cho rằng diện tích đất nông nghiệp không chỉ ít mà lại chủ yếu là nhỏ lẻ, chân chua ớm bóng. Những lý giải đó không sai nhưng cũng không hoàn toàn đúng mà cái chính là thành phố sản xuất vẫn ở dạng thuần nông chứ chưa thực sự sản xuất theo nền nông nghiệp đô thị.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Quốc Cường – Phó chủ tịch UBND thành phố Yên Bái cho biết: “Hạn chế lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp của thành phố những năm qua là sự manh mún, nhỏ lẻ, thiếu đầu tư. Diện tích ruộng vừa ít lại quá nhiều ô, nhiều thửa khiến nhiều hộ nông dân không mặn mà với sản xuất nông nghiệp. Để đưa sản xuất nông nghiệp phát triển theo nền nông nghiệp đô thị, thành phố Yên Bái đã quy hoạch vùng rau an toàn với diện tích 74 ha thuộc xã Văn Phú, Tuy Lộc, Âu Lâu, Tân Thịnh; vùng hoa 50 ha thuộc xã Tuy Lộc, vùng trồng hoa, cây cảnh xã Minh Bảo”. Việc quy hoạch và định hướng cho sản xuất như vậy là tốt và phù hợp, tuy nhiên, nó vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả.

Trên địa bàn thành phố cũng đã hình thành vùng rau ở các xã: Tân Thịnh, Tuy Lộc, Giới Phiên, Văn Phú nhưng vẫn là quy mô nhỏ lẻ và làm theo phong trào là chính dẫn đến hiệu quả không cao. Cũng đã xuất hiện nhiều hộ gia đình, thậm chí doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp đạt giá trị canh tác hàng trăm triệu đồng/ha nhưng con số này không nhiều và mới dừng lại ở những mô hình.

Trồng nấm thương phẩm của doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Hữu Lê, xã Nam Cường thành phố Yên Bái đạt hiệu quả tốt. (Ảnh: Thanh Sơn)

Qua tìm hiểu được biết, phần lớn người dân sản xuất nông nghiệp cũng muốn hướng tới nền nông nghiệp đô thị như trồng rau, hoa, cây cảnh, sản xuất rau theo hướng VietGap nhưng thiếu vốn, thiếu kiến thức và thị trường. Xã Tuy Lộc là địa phương điển hình trong phong trào trồng rau của thành phố với tổng diện tích trên 40 ha. Tuy nhiên qua thực tế vùng rau này sản xuất rất tự phát và mới chỉ bắt đầu hình thành của vùng rau chuyên canh. Các giống rau chỉ đơn thuần là su hào, bắp cải và rau muống, chưa thấy xuất hiện những giống rau cao cấp khác.

Bên cạnh đó, người dân trồng rau mới chỉ trồng theo mô hình của hộ gia đình chứ chưa có sự liên kết và thiếu tính quy hoạch dẫn đến hiệu quả không cao. Xã Văn Phú, thành phố Yên Bái cũng được coi là xã có phong trào trồng rau khá tốt và đã có nhiều hộ dân sống được bằng nghề trồng rau, song cũng chưa thực sự trở thành hàng hóa.

Phát triển nông nghiệp như vậy cũng đồng nghĩa với thu nhập của người dân không cao, cuộc sống khó khăn. Song song với đó là nhu cầu lương thực, thực phẩm của thành phố cũng hạn chế, hay nói cách khác là không đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, nhất là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Do vậy chỉ có phát triển nông nghiệp đô thị mới giải quyết được các bất cập liên quan trong tiến trình đô thị hóa, hướng tới xây dựng các đô thị sinh thái bền vững cho tương lai. Nông nghiệp đô thị góp phần cung ứng nguồn lương thực, thực phẩm tươi sống tại chỗ cho cư dân đô thị. Nông nghiệp đô thị cũng tạo việc làm thu nhập cho một bộ phận dân cư đô thị. Lợi ích của sản xuất nông nghiệp đô thị đã quá rõ nhưng cái thiếu của nông dân thành phố là ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu vốn và kiến thức, nhất là chưa có sự liên doanh, liên kết giữa các hộ, nhóm hộ, liên kết với doanh nghiệp, tổ chức từ khâu sản xuất đến thu hoạch và sau thu hoạch.

Những năm gần đây, mặc dù thành phố đã có nhiều cố gắng đầu tư cho nông nghiệp, bình quân mỗi năm trên dưới 2 tỷ đồng song, con số này chưa tạo sức bật cho sản xuất. Vấn đề mấu chốt là ngoài việc quy hoạch, hình thành vùng sản xuất chuyên canh, sự hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách thì thành phố cũng cần có những cơ chế “đặc thù” để thu hút các tổ chức, cá nhân có tiềm lực đầu tư liên doanh liên kết với nông dân trong sản xuất.

Huyện vùng cao Văn Chấn đã có một nông dân người Mông tên là A Súa ở Suối Giàng biết liên kết với một siêu thị ở Hà Nội để trồng rau xanh không lẽ cả thành phố Yên Bái lại không thể liên kết được để sản xuất rau, hoa, cây cảnh... để tăng thu nhập? Giải quyết tốt những tồn tại, hạn chế và hướng tới một nền sản xuất đô thị là lựa chọn đúng đắn, phù hợp, tạo sự phát triển nhanh, bền vững trong tiến trình đô thị hóa hiện nay ở thành phố Yên Bái.

Thanh Phúc

Các tin khác
Hình minh hoạ. (Nguồn: Internet)

Nếu cộng dồn cả 2 tháng đầu năm, lượng khí đốt hóa lỏng nhập khẩu đã lên tới 142.000 tấn, trị giá 142 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, con số này đã tăng gấp đôi theo công bố của Tổng cục thống kê.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về điều hành xuất khẩu gạo năm 2012, ngày 27-2, Bộ NN-PTNT đã có văn bản gửi Bộ Công thương đề nghị chỉ đạo thu mua tạm trữ lúa gạo cho người nông dân, đồng thời đưa ra dự báo, cân đối nguồn cung cầu thóc, gạo hàng hóa năm 2012.

Công nhân công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái trong giờ lao động.

YBĐT - Cũng như nhiều doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh, năm qua, Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái gặp rất nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao, các ngân hàng siết chặt cho vay, ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường, các công trình xây dựng bị cắt giảm hoặc giãn tiến độ. Hầu hết giá nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất đều tăng.

Công nhân Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng Yên Bái được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động.
(Ảnh: Anh Hải)

YBĐT - Từ năm 2009 đến nay, Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng Yên Bái liên tục được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Công đoàn tỉnh Yên Bái tặng cờ, bằng khen trong công tác bảo hộ lao động. Doanh nghiệp là điểm sáng trong phong trào thi đua “Xanh, sạch, đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” của tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục