Kho bạc Yên Bái vững bước trên chặng đường mới

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/5/2012 | 8:59:06 AM

YBĐT - Phát huy truyền thống đoàn kết của ngành, đội ngũ cán bộ, công chức KBNN Yên Bái quyết tâm đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, chung sức, chung lòng vì mục tiêu xây dựng kho bạc hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững, vững bước trên chặng đường mới và hứa hẹn nhiều thành công mới.

Hoạt động giao dịch phục vụ khách hàng tại văn phòng KBNN Yên Bái.
Hoạt động giao dịch phục vụ khách hàng tại văn phòng KBNN Yên Bái.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công cùng với sự ra đời của Chính phủ cách mạng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 28/8/1945, ngành tài chính của nước Việt Nam chính thức được thành lập. Những ngày trứng nước đó, việc xây dựng một nền tài chính vững mạnh là yêu cầu rất cấp thiết để duy trì hoạt động của chính quyền cách mạng và ngân sách quốc gia.

Ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 75/SL thành lập Nha Ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính. Từ năm 1946 đến năm 1951, Nha Ngân khố đã giúp Chính phủ xây dựng một chế độ tiền tệ độc lập, tự chủ thông qua việc phát hành đồng tiền tài chính lưu hành trong cả nước và các loại tín phiếu; tổ chức phát hành một số đợt công trái và công phiếu kháng chiến ghi thu bằng tiền và bằng thóc trong các năm 1946, 1948, 1950 nhằm huy động sự đóng góp của toàn dân cho nhu cầu sản xuất và chiến đấu.

Để cụ thể hóa chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý quỹ ngân sách Nhà nước (NSNN), năm 1951, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 107/TTg thành lập Kho bạc Nhà nước (KBNN) do Bộ Tài chính quản trị đặt trong Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.

Trong thời gian đó, KBNN đã hoàn thành tốt nhiệm vụ vẻ vang của mình là: tích cực đấu tranh với địch trên mặt trận tài chính - tiền tệ; từng bước xây dựng và củng cố chế độ tiền tệ độc lập, tự chủ.

Khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới, nhiều yêu cầu cải cách được đặt ra với công tác quản lý tài chính, ngân sách - tiền tệ của Nhà nước. Do đó, việc tách chức năng quản lý Nhà nước, kinh doanh tiền tệ của hệ thống ngân hàng với chức năng quản lý và điều hành NSNN của Bộ Tài chính là hết sức cần thiết. Vì vậy, năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng đã có Quyết định số 07/HĐBT chuyển KBNN trở về Bộ Tài chính quản lý.

 

Từ đó đến nay, bằng sự nỗ lực phấn đấu của các thế hệ cán bộ, công chức, hệ thống KBNN đã có bước phát triển nhanh, toàn diện và bền vững; khẳng định là một công cụ quan trọng không thể thiếu trong bộ máy hành chính công quyền của Nhà nước.

 

Với những đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, ngày 21/8/2007, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020.

 

Theo lộ trình thực hiện Chiến lược phát triển KBNN, ngày 26/8/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 108/2009/QĐ-TTg quy định chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của KBNN với 3 chức năng tổng quát là: quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính Nhà nước; tổng kế toán Nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ.

 

Ghi nhận những công lao to lớn và thành tích xuất sắc góp phần vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc từ khi thành lập ngân khố quốc gia - tiền thân của KBNN (29/5/1946) cho đến nay, Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng hệ thống KBNN nhiều phần thưởng cao quý.

 

Đặc biệt, nhân kỷ niệm 20 năm tái thành lập hệ thống KBNN (năm 2010), KBNN đã vinh dự đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh của Chủ tịch nước tặng thưởng.

 

Tiếp nối truyền thống từ ngày đầu thành lập, ngày 26/9/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1668/QĐ-TTg lấy ngày 29 tháng 5 hàng năm là Ngày truyền thống của ngành KBNN. Năm 2012 là năm đầu tiên hệ thống KBNN kỷ niệm Ngày truyền thống của ngành. Thiết thực lập thành tích chào mừng Ngày truyền thống của ngành, mỗi cán bộ, công chức trong toàn hệ thống KBNN đã ra sức thi đua trên các mặt công tác.

 

Thứ nhất, chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng cùng kỷ cương, kỷ luật của ngành; thực hiện văn minh công sở, văn hóa nghề kho bạc; giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất; giữ vững sự ổn định nội bộ để xây dựng hệ thống KBNN không ngừng phát triển vững chắc.

 

Thứ hai, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với công việc, giải quyết công việc kịp thời, đúng quy trình, quy định; hoàn thành công việc được giao có chất lượng, hiệu quả.

 

Thứ ba, tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả, đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng hơn nữa trong việc tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, chất lượng, hiệu quả công tác, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động.

 

Thứ tư, tự giác học tập để nâng cao kiến thức về trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tin học và ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của ngành KBNN.

 

Thứ năm, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị trọng tâm của ngành, đề cao đạo đức công vụ, tinh thần trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật, tôn trọng quy trình nghiệp vụ trên cơ sở mục tiêu và phương châm hành động là “Siết chặt kỷ cương, giữ vững ổn định, đẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển KBNN, hoàn thành triển khai diện rộng Dự án TABMIS và hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chuyên môn, chính trị được giao”.

 

Phát huy truyền thống đoàn kết của ngành, đội ngũ cán bộ, công chức KBNN Yên Bái quyết tâm đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, chung sức, chung lòng vì mục tiêu xây dựng kho bạc hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững, vững bước trên chặng đường mới và hứa hẹn nhiều thành công mới.

 

Bùi Văn Đinh

 

Các tin khác

Với mức độ suy giảm tăng trưởng như hiện nay, các chuyên gia cho rằng, mức lạm phát ở một con số nhưng nên ở trong khoảng 8-9% là hợp lý trong năm nay.

Ông Phạm Thanh Hải (ngoài cùng bên phải) - Phó chi cục trưởng Chi cục Thuế thành phố kiểm tra hoạt động sản xuất tại Công ty cổ phần khoáng sản Hòa Yên.

YBĐT - Năm 2012, thành phố phấn đấu thu thuế ngoài quốc doanh đạt 116 tỷ đồng, tăng 41 tỷ đồng so với năm 2011. Đây là số thu không lớn nhưng trong bối cảnh nền kinh tế năm nay tiếp tục gặp nhiều khó khăn thì rất khó hoàn thành nếu như thành phố không có các giải pháp cụ thể, kịp thời.

Chị Lê Thị Hường đang chăm sóc đàn lợn.

YBĐT - Chăn nuôi lợn được xác định là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của nhà nông Yên Bái. Thực tế, có rất nhiều gia đình hiện nay ổn định được cuộc sống, thậm chí là giàu lên từ nuôi lợn nhưng cũng không ít người chăn nuôi gặp lúc lợn mắc bệnh dịch, giá cả không ổn định đã bỏ bỏ trống chuồng, làm giảm quy mô chăn nuôi.

Bộ Tài chính kiến nghị các bộ, ngành, địa phương chú trọng thực hiện 7 giải pháp bình ổn giá trong tháng Sáu tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục