Trạm Tấu khởi động Đề án phát triển giao thông nông thôn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/11/2012 | 2:55:38 PM

YBĐT - Năm nay là năm đầu tiên huyện Trạm Tấu triển khai Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2015.

Người dân thôn Lừu 4 tập trung mở mới đường liên thôn xã.
Người dân thôn Lừu 4 tập trung mở mới đường liên thôn xã.

Huyện đăng ký thực hiện kiên cố hoá mặt đường với chiều dài 2 km và mở mới, mở rộng đường 70 km. Để triển khai tốt chỉ tiêu đăng ký, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Trạm Tấu trong vai trò thường trực ban chỉ đạo thực hiện Đề án đã tham mưu với UBND huyện mở hội nghị triển khai gồm các ngành thành viên, bí thư, chủ tịch các xã, thị trấn để thống nhất phương án thực hiện, phân công nhiệm vụ cho từng đơn vị thành viên, chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát và thống nhất các tuyến đường đăng ký trong năm 2012.

Đối với cơ sở, huyện đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn tuyên truyền vận động nhân dân, nhất là các hộ có tuyến đường đi qua tự nguyện hiến đất, đóng góp công sức xây dựng đường và cố gắng bảo đảm hoàn thành 100% khối lượng công trình; hướng dẫn người dân các biện pháp thi công hiệu quả nhất và cam kết về tiến độ thi công.

Đường dốc không chuyển được cát sỏi thì phụ nữ gùi vật liệu còn nam giới thì chở bằng xe máy. Ban đầu việc thi công được làm bằng máy nhưng sau mới thấy làm như vậy thì máy không đủ và lãng phí nguồn nhân lực trong lúc nông nhàn nên xã quyết định chia lực lượng thi công đồng bộ bằng tay trên nhiều tuyến.
Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, nhiều công trình đường trên địa bàn huyện đã sớm được khởi công. Đặc biệt, vào thời điểm từ đầu tháng 11 trở đi, khi việc thu hoạch lúa mùa đã cơ bản hoàn thành, nhiều xã đã tập trung cao độ nhân lực cho nhiệm vụ thi công. Điển hình là xã Hát Lừu, địa phương được giao kế hoạch kiên cố hoá 2 km đường liên thôn xã.

Được chứng kiến không khí làm việc tại các công trường làm đường ở khu vực Bản Lừu, chúng tôi mới thấy bà con người Thái ở đây vô cùng phấn khởi khi được hưởng lợi từ Đề án phát triển GTNT của tỉnh. Chị Lò Thị Thim ở thôn Lừu 2 tâm sự: “Nhà nước đã đầu tư đến 6 phần rồi, còn 4 phần nữa thì dân mình phải cố gắng cùng làm. Mình làm đường mình đi chứ có phải làm cho Nhà nước đâu!”.

Trước khi làm đường bê tông ở xã Hát Lừu, lãnh đạo huyện, xã lo nhất là khâu vận động nhân dân hiến đất nhưng nhờ có cách vận động tốt nên điều lo lắng ấy đã không xảy ra. Nhiều tuyến đường chính được bà con đưa ra ý kiến không nên mở nền đường 3,5 mét như tiêu chuẩn của Đề án mà nên mở rộng từ 5 - 5,5m cho phù hợp với tiêu chí đường nông thôn mới.

Ở những nơi xe cơ giới không thể chở vật liệu đến nơi thi công đường thì phụ nữ gùi vật liệu còn nam giới vận chuyển bằng xe máy.

Cách làm đường của bà con ở xã Hát Lừu cũng khá năng động. Đường dốc không chuyển được cát sỏi thì phụ nữ gùi vật liệu còn nam giới thì chở bằng xe máy. Ban đầu việc thi công được làm bằng máy nhưng sau mới thấy làm như vậy thì máy không đủ và lãng phí nguồn nhân lực trong lúc nông nhàn nên xã quyết định chia lực lượng thi công đồng bộ bằng tay trên nhiều tuyến.

Quả thực, cách làm này đã hiệu quả rất nhiều so với trước đây. Chủ tịch UBND xã Lò Văn Chiến cho biết: “Xã dự kiến huy động mỗi nhà đóng góp tối thiểu 5 đến 6 ngày công làm đường nhưng nay bà con quyết tâm làm đến khi nào xong mới thôi”.

Thành công từ việc mở đường và kiên cố hoá đường liên thôn xã ở Hát Lừu, các đồng chí lãnh đạo huyện cho rằng đây là cơ sở quan trọng tạo đà cho công tác vận động quần chúng cũng như cách thức triển khai Đề án phát triển GTNT trên toàn huyện.

Bởi lẽ, ngoài Hát Lừu là xã chủ yếu đồng bào Thái thì các xã khác đều là địa bàn cư trú của người Mông nên tiến độ mở mới và mở rộng đường bước đầu chưa đạt được tiến độ như mong muốn. Nguyên nhân cơ bản là chưa huy động được nguồn nhân lực do dân bận thu hoạch mùa.

Một số nơi dân cư ở rất phân tán, địa hình cách trở khiến việc đi lại đến nơi thi công có khi mất tới vài giờ đồng hồ nên rất khó tập trung nhân lực. Các công trình triển khai thi công vào dịp mưa nhiều nên không thể làm được. Nhiều nơi đường đi qua ruộng nương của bà con chưa thu hoạch nên phải chờ đợi.

Các công trình mở rộng nền đường từ 2,5 - 3,5 m bị chậm còn do một số tuyến được đầu tư xây dựng từ năm 2008 bằng nguồn vốn hỗ trợ chính sách đặc thù với mức kinh phí hỗ trợ là 30 triệu đồng/km.

Sau vài năm sử dụng, các tuyến đường đã xuống cấp nghiêm trọng mà nguyên nhân chính là do không có rãnh thoát nước nên mưa lũ xói mòn khiến mặt đường chỉ còn từ 1,5 - 2 m, đến nay, yêu cầu phải mở rộng lên 3,5 m trong khi mức kinh phí hỗ trợ 20 triệu đồng/km là quá thấp vì khối lượng đất đá lớn, ta luy cao, địa hình hiểm trở, thi công hoàn toàn bằng tay đã gây khó khăn trong triển khai thực hiện.

Để việc triển khai Đề án phát triển GTNT ở Trạm Tấu thuận lợi hơn, ông Trần Văn Long - Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng của huyện kiến nghị, bên cạnh việc khắc phục những tồn tại thuộc phía địa phương thì UBND tỉnh, các ngành chức năng cần tăng mức hỗ trợ kinh phí mở rộng nền đường từ 2,5 - 3,5 m lên 40 triệu đồng/km.

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tiền kiên cố hoá mặt đường 3,5 m vì theo quyết định của UBND tỉnh là 1,4 triệu đồng/km (Nhà nước hỗ trợ 60%, bằng 840 triệu đồng/Km), song thực tế giá cả tại địa phương căn cứ theo các thông tư hướng dẫn và đơn giá của tỉnh quy định thì tổng dự toán 1 km đường bê tông xi măng mặt đường 3,5 m là hơn 2 triệu đồng nên hỗ trợ ở mức 60% được tính theo đơn giá quy định thì cũng mới chỉ đạt mức 1,231 triệu đồng.

Đồng thời, đề nghị hỗ trợ kinh phí kiên cố hoá từ trung tâm cụm xã đi các thôn bản với mặt đường bê tông xi măng rộng 1,5 m; xem xét hỗ trợ nguồn kinh phí xây dựng cống, rãnh thoát nước trên các tuyến đường đến trung tâm cụm xã nhằm bảo đảm cho sự bền vững của công trình trước sự tác động khắc nghiệt của thiên nhiên trong mùa mưa lũ.

Hoàng Nhâm

Các tin khác
Khu vực thu mua tôm đánh bắt trên hồ Thác Bà tại bến Mông Sơn.
(Ảnh: Thanh Miền)

YBĐT - Để quản lý tốt nguồn lợi thủy sản trên hồ Thác Bà cần có những giải pháp ngắn hạn và dài hạn. Các giải pháp vận động và tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi nghề ổn định cuộc sống là việc Yên Bình cần quan tâm.

YBĐT - Những năm qua, hoạt động kinh doanh của hộ, cá nhân trong lĩnh vực công thương nghiệp và dịch vụ ở Yên Bái đã có bước phát triển tốt, không ngừng tăng trưởng cả về số lượng và quy mô kinh doanh, đóng góp tích cực vào nguồn thu ngân sách của tỉnh.

MobiFone cho hay, từ 20/11/2012, nhà mạng tạm ngừng cung cấp dịch vụ gọi quốc tế chiều đi tới các đầu số vệ tinh +88 (+881, +882, +883), tránh tình trạng kẻ gian lợi dụng, lừa khách hàng…

1 sào ớt đã mang về khoản thu 50 triệu đồng cho gia đình ông Lê Văn Hải ở thôn Tự Do.

YBĐT - Những năm gần đây, xã Y Can, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã hình thành những vùng sản xuất chuyên canh theo hướng hàng hoá, chăn nuôi phát triển, công tác trồng và chăm sóc rừng được coi trọng nên bộ mặt kinh tế - xã hội đa có những đổi thay rõ rệt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục