Hiệu quả hầm khí Biogas ở Văn Chấn

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/12/2012 | 2:41:07 PM

YBĐT - Trong những năm qua, việc xây dựng hầm khí biogas ở Văn Chấn (Yên Bái) đã phát huy được hiệu quả và đang được coi là giải pháp tiết kiệm của người nông dân.

Lắp đặt hầm biogas bằng composite tại xã Chấn Thịnh.
Lắp đặt hầm biogas bằng composite tại xã Chấn Thịnh.

Việc chăn nuôi kết hợp xây dựng hầm khí bioga không chỉ tạo ra chất đốt phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho người dân mà còn làm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, góp phần thực hiện tiêu chí về vệ sinh môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

Tính đến ngày 1/10/2012, toàn huyện Văn Chấn có 82.389 con lợn, 19.210 con trâu và gần 4.000 con bò. Với số lượng đàn gia súc lớn, chất thải chăn nuôi ra môi trường là không nhỏ đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Trước thực trạng đó, Trạm Khuyến nông Văn Chấn đã mở các lớp tập huấn tuyên truyền tới người dân về lợi ích của hầm khí sinh học biogas. Đến nay, toàn huyện có trên 30% số hộ chăn nuôi sử dụng hầm khí sinh học biogas.

Gia đình chị Hoàng Thị Huân ở thôn bản Vãn, xã Sơn A là một trong những hộ đầu tiên của xã tham gia làm hầm biogas. Gia đình chị Huân lúc nào cũng có từ 15- 20 con lợn thịt, lợn nái và 2 con trâu. Mỗi năm, gia đình xuất bán ra thị trường từ 4 - 5 tấn lợn và hàng chục con lợn giống. Trước đây, toàn bộ chất thải của đàn bò và đàn lợn không qua xử lý xả thẳng ra vườn.

Năm 2006, sau khi được cán bộ khuyến nông của xã tuyên truyền về dự án khí sinh học trong chăn nuôi, gia đình chị quyết định đầu tư 12 triệu đồng xây dựng hầm biogas có dung tích trên 20m3, trong đó Dự án "Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam" của Chính phủ Hà Lan tài trợ 1 triệu đồng.

Chị Huân cho biết: "Từ khi xây hầm khí biogas, gia đình tôi không phải đi lấy củi nữa, môi trường sạch sẽ hơn".  Gia đình chị Hà Thị Kỳ ở thôn Chùa, xã Chấn Thịnh sau khi đi tham khảo một số mô hình hầm biogas trên địa bàn xã cùng với được cán bộ khuyến nông tư vấn đã quyết định đầu tư 12 triệu đồng và 1,2 triệu đồng dự án hỗ trợ để lắp đặt hầm biogas loại composite với dung tích 10m3.

Nhận thức được lợi ích từ việc xây dựng hầm khí biogas, các hộ chăn nuôi ở Văn Chấn đã tích cực tham gia dự án; tùy theo điều kiện và quy mô chăn nuôi của gia đình mình để chọn lựa mô hình xây hầm biogas hoặc dùng hầm biogas bằng nhựa composite. Từ năm 2006 đến nay, từ nguồn hỗ trợ qua các chương trình dự án và người dân tự xây, toàn huyện Văn Chấn đã có trên 1.000 công trình khí sinh học biogas cho các hộ chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa bàn.

Trong năm 2012, huyện tiếp tục đầu tư để xây dựng thêm 100 hầm biogas ở các xã, thị trấn, đến nay đã nghiệm thu được 90 hầm. Không những các xã vùng thấp như: Hạnh Sơn, Sơn A, Thanh Lương, thị trấn Nông trường Liên Sơn có đến trên 70% số hộ chăn nuôi sử dụng hầm khí sinh học biogas mà hiện nay một số xã vùng cao người dân cũng đã ý thức hơn trong vấn đề môi trường chăn nuôi và để có nguồn năng lượng phục vụ sinh hoạt gia đình nên tự bỏ tiền ra để xây như: An Lương có 7 hầm, Nậm Lành 5 hầm, Suối Bu 2 hầm…

Ông Nguyễn Tiến Lâm - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Văn Chấn cho biết: "Việc xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm biogas không chỉ tạo ra chất đốt phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho người dân mà còn góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Có rất nhiều hộ chăn nuôi ở Văn Chấn mặc dù không tham gia dự án xây dựng hầm biogas của huyện nhưng thấy được lợi ích thiết thực của chương trình vẫn mạnh dạn, chủ động đầu tư hàng chục triệu đồng xây dựng công trình biogas. Sử dụng hầm khí sinh học bioga trong chăn nuôi góp phần giảm tối đa nguy cơ dịch bệnh cho đàn gia súc, thúc đẩy ngành chăn nuôi của huyện phát triển bền vững".

Duyên - Tân

Các tin khác
Lục Yên phát triển nhiều mô hình chăn nuôi hàng hóa tập trung cho thu nhập cao.

YBĐT - Bám sát nhiệm vụ trọng tâm năm 2012, huyện Lục Yên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một cách sâu sát, cụ thể, thường xuyên kiểm tra nắm bắt tình hình, kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở, nhằm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2012 đề ra.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nghe và cho ý kiến về Đề án ngăn chặn nhập khẩu, vận chuyển và kinh doanh gia cầm không được phép nhập khẩu, sáng 11/12.

Sáng 11/12, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã nghe và cho ý kiến về "Đề án ngăn chặn nhập khẩu, vận chuyển và kinh doanh gia cầm không được phép nhập khẩu" do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo.

Ngày 10/12, Sacombank chính thức tiếp nhận và trở thành ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam áp dụng Hệ thống quản lý trách nhiệm với môi trường và xã hội (ESMS) theo chuẩn mực quốc tế do Price waterhouse Coopers (PwC) Hà Lan tư vấn nhằm tăng cường quản lý các tác động đến môi trường - xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đến các khách hàng.

Ngày 11/12, Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã công bố bảng xếp hạng VNR500 – TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất 2012. Các tập đoàn kinh tế nhà nước vẫn nằm trong Top 10 doanh nghiệp lớn nhất của VNR 500 năm 2012. Tuy nhiên, Bảng xếp hạng năm nay có thêm nhiều bất ngờ mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục