Nuôi chim bồ câu cho thu nhập cao

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/12/2012 | 2:44:52 PM

YBĐT - Lâu nay, nhiều gia đình nuôi chim bồ câu với quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu theo phương thức tự cung tự cấp. Nhưng với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, chim bồ câu đang trở thành một sản phẩm hàng hóa đem lại lợi ích kinh tế cao.

Nuôi chim bồ câu đã mang lại cho gia đình ông Lương Văn Đông nguồn thu nhập cao, ổn định. Nuôi chim bồ câu đã mang lại cho gia đình ông Lương Văn Đông nguồn thu nhập cao, ổn định.
Nuôi chim bồ câu đã mang lại cho gia đình ông Lương Văn Đông nguồn thu nhập cao, ổn định. Nuôi chim bồ câu đã mang lại cho gia đình ông Lương Văn Đông nguồn thu nhập cao, ổn định.

Đến ngõ nhà ông Lương Văn Đông ở (thôn 3, xã Cường Thịnh (Trấn Yên) đã nghe tiếng chim bồ câu gù. Gia đình ông nuôi nhiều chim nhất nhì xã, gần trăm đôi chim bồ câu chao lượn khắp nơi. Gần 20 năm gắn bó với nghề, ông nhận thấy nuôi chim bồ câu vừa dễ vừa cho hiệu quả kinh tế bền vững.

Từ lâu, cái tên ông Đông "Cường Thịnh" đã trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều người muốn mua chim, từ chim non mới ra ràng đến chim bố mẹ làm giống. Với giá 150 nghìn đồng một đôi chim non, 300 nghìn đồng một đôi chim bố mẹ, 200 nghìn đồng một đôi chim giống, nuôi chim đã mang lại cho gia đình ông một nguồn thu không nhỏ.

Đặc biệt, chim bồ câu của gia đình ông được nuôi hoàn toàn bằng thóc lúa, ngô nên người tiêu dùng rất ưa chuộng. Ông cho biết: "Mọi gia đình đều có thể nuôi loại chim này, nhất là đối với nông thôn, đất đai rộng rãi, nguồn thức ăn phong phú. Mỗi năm, trừ chi phí, tôi cũng thu lãi 70 triệu đồng từ đàn bồ câu mà kinh tế, giá cả lại ổn định hơn nuôi lợn, nuôi gà nhiều. Trong năm tới, tôi sẽ mở rộng quy mô lên 200 đôi và nuôi thêm giống bồ câu Pháp". Mười đôi chim bồ câu Pháp trong chuồng đang là dự định mới của ông Đông.

Khác với gia đình ông Đông, chim tự do bay lượn và tìm kiếm thức ăn thì chuồng chim nhà anh Nguyễn Trọng Đại ở thôn 1, xã Giới Phiên (thành phố Yên Bái) được quây lưới thành khu riêng biệt. Những máng thức ăn trong lồng lúc nào cũng để sẵn thóc, ngô, nước, có cả máng riêng để cát sỏi, muối.

Anh Đại cho biết: "Vì nuôi nhốt, chim có thể thiếu một số chất nên cần cho ăn thêm muối để tăng thêm khoáng chất, tăng sức đề kháng. Cát sỏi sẽ giúp chim tiêu hóa thức ăn tốt". Hiện nay, nhà anh Đại nuôi gần 100 cặp chim bồ câu.

Các gia đình hiện đang nuôi chủ yếu là giống chim bồ câu ta và bồ câu Pháp. Mỗi loại có một đặc tính nổi trội riêng. Bồ câu ta tuy nhỏ nhưng có sức chống chịu với bệnh tật, thích nghi với thời tiết tốt hơn thì bồ câu Pháp sinh sản nhanh, trọng lượng lớn hơn. Trung bình bồ câu ta cần 60 ngày/lứa, bồ câu Pháp khoảng 45 ngày/lứa và vừa có thể nuôi con vừa đẻ trứng cho lứa mới. Tính như những người nuôi chim, một năm, chim bồ câu có thể sinh sản từ 6 - 8 lứa và 4 năm mới phải thay giống một lần, quay vòng vốn rất nhanh.

Một con bồ câu cần chi phí khoảng 20 nghìn đồng tiền thức ăn mỗi tháng. Những người mới bắt tay vào nuôi nên mua các loại bồ câu sắp đẻ, chỉ một tháng sau là bồ câu đã bắt đầu đẻ trứng và một tháng sau đã có thể cho thu hoạch chim non. Như các giống gia cầm khác, bồ câu cũng bị nhiễm một số bệnh đơn giản như đường ruột, tụ huyết trùng, cúm… Điều quan trọng cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để phòng bệnh.

Bồ câu không phải loại vật nuôi mới. Tuy nhiên, với ưu điểm dễ nuôi và cho thu nhập cao, bền vững, đây sẽ là vật nuôi mang lại nhiều triển vọng.

Hồng Khanh

Các tin khác
Sản lượng cam năm nay của Văn Chấn ước đạt trên 6.000 tấn.

YBĐT - Cứ vào dịp cuối năm, khi những vườn cam, quýt đổ vàng, người dân Văn Chấn lại tất bật mùa hái quả. Năm nay, tuy thời tiết không thuận lợi cho cây cam phát triển nhưng năng suất, sản lượng một số vườn cam lại tăng hơn so với các năm trước, vui hơn là năm nay cam được giá.

Gia đình ông Hoàng Văn Kim nuôi cá rô phi đơn tính cho hiệu quả kinh tế cao.

YBĐT - Với những hiệu quả bước đầu từ mô hình nuôi cá rô phi đơn tính thuộc Dự án sinh kế giảm nghèo giai đoạn 2 được triển khai tại xã Mường Lai (Lục Yên) cho thấy, có nhiều con đường để thoát nghèo, vượt khó ngay trên chính mảnh đất quê hương.

YBĐT - Tăng cường khuyến khích phát triển và mở rộng các cơ sở chế biến gỗ rừng trồng, đến nay, trên địa bàn huyện Lục Yên (Yên Bái) có trên 50 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam đến năm 2020, với mục tiêu kiểm soát, quản lý hiệu quả việc nhập khẩu, nuôi trồng và phát triển các loài ngoại lai ở Việt Nam nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực đến môi trường và đa dạng sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục