Những cánh đồng bạc triệu ở Văn Yên

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/2/2013 | 3:58:19 PM

YBĐT - Những kết quả đạt được sau hơn 4 năm thực hiện Đề án thâm canh 1.000ha ruộng nước 2 vụ và một vụ ba trên đất 2 lúa ở Văn Yên (Yên Bái) là sự quyết tâm, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện đã xây dựng được những cánh đồng cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/năm.

Đồng chí Lưu Văn Đoàn - Chủ tịch UBND huyện kiểm tra việc bê tông hóa đường giao thông nông thôn tại xã An Bình.
Đồng chí Lưu Văn Đoàn - Chủ tịch UBND huyện kiểm tra việc bê tông hóa đường giao thông nông thôn tại xã An Bình.

Giáp Tết Quý Tỵ, chúng tôi trở lại huyện Văn Yên - vùng đất hai lần được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng. Đi qua những cánh đồng cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha ở các xã: Đại Phác, Yên Phú, An Thịnh, Đông Cuông, Đông An... đến đâu cũng bắt gặp những nét mặt tươi vui rạng rỡ của bà con nông dân đang hăng say thi đua lao động, sản xuất đón chào xuân mới Quý Tỵ với niềm vui và thắng lợi mới.             

Năm 2012 là năm mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Văn Yên tiếp tục giành được nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội; quốc phòng - an ninh được giữ vững, ổn định. Điểm nhấn năm 2012 được đánh giá khá đậm nét là mốc sau gần 5 năm (2008 - 2012) thực hiện Đề án thâm canh 1.000ha  ruộng nước 2 vụ và một vụ ba trên đất 2 lúa.

Qua hơn 4 năm triển khai thực hiện Đề án, Văn Yên xây dựng được những cánh đồng thâm canh đạt giá trị cao, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác,  đời sống của người dân ở vùng nông thôn không ngừng được cải thiện. Đề án được triển khai thực hiện trên địa bàn 17 xã, thị trấn, trong đó một số địa phương được triển khai với diện tích lớn như: An Thịnh 188ha, Đông Cuông 140ha, Yên Phú 100ha, Đại Phác 91ha, Yên Hợp 84ha...

Nông dân các xã phấn khởi, tích cực tham gia các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) trồng trọt, chăn nuôi và thực hiện đúng sự chỉ đạo của huyện, xã về cơ cấu giống, mùa vụ sản xuất. Hàng năm, Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với các xã  mở 600 lớp chuyển giao tiến bộ KHKT cho gần 30 ngàn lượt hội viên nông dân tham gia.

Bên cạnh đó là việc tập trung nguồn lực cùng với huy động sức dân kiên cố kênh mương nội đồng từ 301km năm 2008 nâng lên 490km năm 2012, đảm bảo đáp ứng nước tưới cho trên 97% diện tích lúa 2 vụ. Vụ lúa xuân, lúa mùa sớm, nông dân đã tuân thủ gieo cấy đúng khung thời vụ để kịp thời gian sản xuất vụ đông và đưa giống lúa lai có năng suất, chất lượng cao vào gieo cấy chiếm 49% diện tích; lúa thuần (Chiêm Hương) chất lượng cao chiếm 51% diện tích.

Cây ngô vụ đông được lựa chọn làm cây chủ lực trồng trên đất ruộng 2 vụ lúa và đưa 100% giống ngô lai năng suất chất cao vào gieo trồng. Năm 2008, kết quả năm đầu tiên của Đề án 1.000ha, đã cho giá trị kinh tế đạt 65,4 triệu đồng/ha/năm; năm 2010 đạt 82,4 triệu đồng/ha và năm 2012 đạt 110 triệu đồng/ ha. Một số xã vùng Đại- Phú- An còn đạt tới 125 triệu đồng đến 130 triệu đồng/ha/năm.

Cán bộ Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện kiểm tra ngô vụ đông tại xã Đông Cuông.

Theo khảo sát, đánh giá mới của ngành nông nghiệp huyện Văn Yên, giá trị kinh tế 1ha đất canh tác ngoài vùng Đề án toàn huyện hàng năm cũng đạt 80 triệu đồng/ha/năm. Nhiều năm gần đây trên lĩnh vực nông nghiệp, riêng cây lúa nước, hàng năm, huyện Văn Yên luôn duy trì ổn định diện tích gieo cấy 2 vụ đạt 5.626ha, sản lượng thóc hàng năm 29.792 tấn. Diện tích ngô cả năm 5.580ha, sản lượng 18.420 tấn, mang lại nguồn thu 337 tỷ đồng mỗi năm riêng lúa, ngô cho nông dân.

Về thăm những cánh đồng vụ 3 tại các thôn: Cầu Có, Gốc Quân, Sân Bay, Khe Chàm, Đồng Tâm, Đông Hà ở xã Đông Công... là một màu xanh bạt ngàn của những cánh đồng ngô sắp đến vụ thu hoạch.

Bí thư Đảng uỷ xã Đông Cuông - Nguyễn Tất Đắc phấn khởi khoe: “Năm 2008, xã bắt đầu thực hiện Đề án có 240 hộ tham gia, gieo trồng cây vụ 3 trên diện tích đất 2 vụ lúa được 140ha. Những năm trước, khi chưa thực hiện Đề án mỗi héc- ta bình quân chỉ thu được 45 triệu đồng. Cuối năm 2008, giá trị kinh tế 1ha đất canh tác trong vùng Đề án của xã đã tăng lên 60 triệu đồng, đến năm 2012 đạt khoảng 118 triệu đồng”.

Sau 5 năm thực hiện Đề án, giá trị kinh tế trên một héc-ta canh tác của xã Đông Cuông đã tăng gấp đôi, nhiều gia đình chịu khó lao động, sản xuất đã xây được nhà khang trang, mua sắm nhiều đồ dùng sinh hoạt, phương tiện đắt tiền.

Chị Nguyễn Thị Hồng, thôn Cầu Có vui vẻ cho biết: “Trước đây, gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo của xã. Nhưng từ khi tham gia Đề án, 1.170m2 ruộng của gia đình đã đưa giống lúa lai, lúa thuần có năng suất, chất lượng cao vào gieo cấy 2 vụ, hàng năm cho thu gần 2 tấn thóc. Ngô đông trồng trên đất 2 lúa, mỗi năm thu được gần 1 tấn. Nhờ đưa giống lúa có năng suất, chất lượng vào thâm canh, trồng ngô vụ đông, kết hợp với chăn nuôi, mỗi năm, gia đình đã có thu nhập trên 70 triệu đồng, đỡ khổ nhiều rồi”.

Những kết quả đạt được sau hơn 4 năm thực hiện Đề án thâm canh 1.000ha  ruộng nước 2 vụ và một vụ ba trên đất 2 lúa ở Văn Yên trong những năm gần đây là sự quyết tâm, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện đã xây dựng được những cánh đồng cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/năm. Hàng ngàn hộ nông dân đã tích cực thi đua lao động sản xuất, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của huyện.

Năm 2013 và những năm tới, huyện Văn Yên sẽ tiếp tục vận động nhân dân nhân rộng mô hình sản xuất vụ ba trên đất 2 vụ lúa cho thu nhập trên 120 triệu đồng/ha ở các xã, thị trấn để mỗi mùa xuân về mọi gia đình ở vùng nông thôn có điều kiện ăn tết, đón xuân vui hơn.

Cao Phong

Các tin khác
Đồng chí Lò Thị Huân - Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã kiểm tra chất lượng công trình nhà sàn truyền thống ở xã Nghĩa An.

YBĐT - Nghị quyết Đại hội lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 của Đảng bộ thị xã cũng đã nhấn mạnh mục tiêu thời gian tới “Xây dựng thị xã Nghĩa Lộ trở thành thị xã văn hóa phát triển toàn diện, bền vững ở khu vực phía Tây tỉnh Yên Bái”;

Rừng Tân Phượng đang hồi sinh trở lại.

YBĐT - Rừng Tân Phượng có diện tích rộng trên 5.200ha, nằm trên địa bàn các xã Lâm Thượng, Minh Chuẩn, trong đó riêng vùng lõi thuộc xã Tân Phượng có diện tích khoảng 3.000 ha, có độ đa dạng sinh học lớn nhất huyện Lục Yên với những cây gỗ quý hàng trăm năm tuổi.

Các cơ sở sản xuất tranh đá quý tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

YBĐT - Năm 2012, với những khó khăn chung và riêng nhưng dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Yên Bái cùng sự phối hợp hiệu quả của các ban, ngành, Đảng bộ huyện Lục Yên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của năm đạt những kết quả quan trọng: 37/38 chỉ tiêu đạt và vượt nghị quyết.

Từ ngày 25/3/2013, VNPT sẽ chính thức ngừng cung cấp dịch vụ Điện thoại thẻ Việt Nam (Cardphone) trên toàn quốc. Tính đến hết tháng 12/2012, VNPT đã tháo dỡ 9.949 trạm. Số trạm trên mạng hỏng không hoạt động đang chờ tháo dỡ, thu hồi là 1.096 trạm và số trạm còn đang hoạt động là 1.029 trạm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục