Khánh thành nhà máy đường Việt Nam đầu tư tại Campuchia

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/5/2013 | 1:55:19 PM

Dự án do phía Việt Nam làm chủ đầu tư và cung cấp tín dụng chính với tổng số vốn trên 90 triệu USD.

Phó Thủ tướng Campuchia - Yim Chay Ly cắt băng khánh thành nhà máy.
Phó Thủ tướng Campuchia - Yim Chay Ly cắt băng khánh thành nhà máy.

Ngày 26/5, Campuchia đã khánh thành nhà máy phức hợp đường, ethanol và nhiệt điện có quy mô lớn nhất nước này từ trước đến nay. Nhà máy được đặt tại huyện Sambo, tỉnh Kratie. Dự án này do phía Việt Nam là chủ đầu tư và cung cấp tín dụng chính, tập trung vào hai lĩnh vực ưu tiên của Campuchia hiện nay là phát triển nông nghiệp và năng lượng.

Đây là một trong những dự án nông nghiệp và năng lượng vốn nước ngoài lớn nhất vào Campuchia từ trước đến nay, với tổng số vốn trên 90 triệu USD. Trong đó hơn 70% là vốn vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và ngân hàng con của BIDV là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC).

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Campuchia - Yim Chay Ly nhấn mạnh, Nhà máy phức hợp đường, ethanol và nhiệt điện tại Kratie ra đời từ đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Campuchia với Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về việc đầu tư một tổ hợp mía đường của Việt Nam tại Campuchia, và đã được Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia (AVIC) thúc đẩy thực hiện.

“Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động hợp tác đầu tư tại Campuchia trong lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, công-nông nghiệp, du lịch, viễn thông... để góp phần phát triển kinh tế với Chính phủ Hoàng gia Campuchia trong việc xoá đói giảm nghèo cho nhân dân Campuchia”, Phó Thủ tướng - Yim Chhay Ly nói.

Phó Thủ tướng cũng khẳng định, dự án là minh chứng sinh động cho quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa Chính phủ và nhân dân hai nước. Bên cạnh hiệu quả kinh tế, dự án cũng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tạo việc làm và nguồn thu ổn định cho người dân địa phương. Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ thu hút trên 500 lao động trực tiếp tại nhà máy và hàng nghìn lao động gián tiếp, với doanh thu khoảng 23 triệu USD/năm.

Dự án được khởi công từ cuối năm 2010 theo công nghệ của Nhật Bản và Ấn Độ. Theo thiết kế, Nhà máy sản xuất đường có công suất 3.500 tấn mía nguyên liệu/ngày; nhà máy sản xuất ethanol công suất 30.000 lít/ngày; nhà máy phát điện cộng sinh công suất 20 MW.

(Theo VOV)

Các tin khác
Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh hoạ

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Vườn thanh long được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa của gia đình ông Trần Bá Đức, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.

Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục