Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Yên Bái thúc đẩy nghề rừng phát triển

  • Cập nhật: Thứ năm, 6/6/2013 | 9:42:06 AM

YBĐT - Trong năm 2012, hàng trăm hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng, chủ hộ trồng rừng kinh tế ở Lục Yên đã được nhận gần 1 tỷ đồng từ tiền phí dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Số tiền không lớn nhưng đã góp phần động viên và thúc đẩy phát triển nghề rừng nơi đây.

Nhiều diện tích rừng trồng kinh tế được nhận tiền phí DVMTR.
Nhiều diện tích rừng trồng kinh tế được nhận tiền phí DVMTR.

Cũng như nhiều địa phương khác, Lục Yên đã sớm triển khai thực hiện Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả tiền phí DVMTR. Dẫu là chính sách mới nhưng các cấp, các ngành đã triển khai khá hiệu quả, đồng bộ ở tất cả các khâu. Ngoài tiến hành thống kê các đối tượng sử dụng DVMTR, rà soát hiện trạng rừng áp dụng chính sách còn giúp xác định rõ ranh giới của lưu vực được hưởng lợi.

Qua rà soát, toàn huyện có trên 25.495 ha rừng (25.483 ha rừng tự nhiên, 11,7ha rừng trồng) nằm trong lưu vực sông Chảy với 5.972 chủ rừng được hưởng lợi từ phí DVMTR thuộc 23 xã trong huyện.

 Theo Quyết định 178/QĐ-UBND tỉnh, các chủ rừng nằm trong lưu vực sông Chảy sẽ được trả 34.243 đồng/ha (số tiền căn cứ vào số thu của các đơn vị điện, nước trong lưu vực).

Như vậy, tổng số tiền mà các chủ hộ nhận khoán bảo vệ rừng, chủ hộ trồng rừng trong lưu vực được nhận là 872 triệu 995 ngàn đồng. Xã được nhận nhiều nhất là: Tân Phượng 85 triệu đồng, Phúc Lợi 86 triệu đồng, còn các xã đều nhận được từ 13 triệu đồng đến 80 triệu đồng.

Để tiền chi trả kịp thời, đúng đối tượng, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh đã thành lập Ban chi trả và trả trực tiếp cho từng hộ dân. Đến nay, Lục Yên đã hoàn thành chi trả cho các chủ rừng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Văn Tâm - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện cho biết: Quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng là bảo vệ môi trường sống, tạo nguồn sinh thủy, cải tạo đất... Nhận thức ý nghĩa quan trọng đó, trong những năm qua, Lục Yên đã đầu tư mọi nguồn lực để trồng, bảo vệ và phát triển tốt vốn rừng. Nhờ vậy, diện tích rừng ngày càng được mở rộng, tình trạng chặt phá, khai thác gỗ rừng trồng đã cơ bản được kìm chế, cuộc sống người làm rừng đã ngày một khá hơn.

Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì người trồng, bảo vệ rừng mới chỉ được hưởng một phần giá trị sử dụng, trực tiếp là các nông sản phụ hoặc một phần tiền công khoán bảo vệ rừng từ ngân sách Nhà nước. Nay, chúng ta thực hiện chính sách chi trả DVMTR, tuy số tiền không lớn nhưng nó là nguồn động viên, khích lệ người làm nghề rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững và chắc chắn rừng sẽ được quản lý tốt hơn - ông Tâm cho biết thêm.

Chi trả DVMTR không chỉ là nguồn động viên mà còn nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ và phát triển vốn rừng. Không phải xã vùng cao nhưng người dân xã Phúc Lợi có truyền thống làm nghề rừng, bảo vệ rừng. Những năm trước đây toàn bộ diện tích rừng tự nhiên được người dân nhận khoán bảo vệ và được hưởng tiền khoán bảo vệ từ ngân sách Nhà nước nhưng nay có 2.813ha rừng nằm trong lưu vực đã được hưởng phí DVMTR với số tiền trên 86 triệu đồng.

Ông Bàn Tiến Lục phấn khởi: "Nhà tôi nhận khoán bảo vệ 6 ha rừng tự nhiên, trước đây chỉ được nhận tiền khoán bảo vệ hơn 600 ngàn đồng/năm. Nhưng năm 2012 được nhận thêm 205 ngàn đồng từ tiền phí DVMTR, gia đình rất phấn khởi. Có thể với số tiền ít ỏi đó không hề ý nghĩa gì với những người dân thành phố nhưng với người dân chúng tôi thì cực kỳ quý, bởi cuộc sống gia đình chủ yếu trông vào mấy sào ruộng và trồng, bảo vệ rừng".

Chi trả phí DVMTR không chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho người làm rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo mà chắc chắn ý thức bảo vệ rừng của người dân cũng không ngừng được nâng lên, tiếp thêm một bước đột phá trong nỗ lực giữ rừng.   

Ngọc Trúc

Các tin khác
Các đồng chí lãnh đạo huyện, thị trấn tham gia khởi công công trình.

Hướng tới chào mừng kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng bộ huyện (20/6/1947 – 20/6/2024) và chào mừng Lễ công bố huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới, sáng 18/5, huyện Yên Bình đã khởi công công trình bê tông hóa đường giao thông tại tổ dân phố số 8, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình.

Ảnh minh họa

Liên bộ sẽ thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng. Thời kỳ thanh tra từ ngày 01/01/2020 đến ngày 15/5/2024, khi cần thiết có thể thanh tra trước hoặc sau thời kỳ nêu trên.

Chiều 17/5, đồng chí Trịnh Xuân Trường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh Lào Cai cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Yên Bái để trao đổi kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025.

Mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc đem lại thu nhập cao cho các hộ dân thôn São, xã Tân Lập.

Những ngày này, các hộ trồng dưa ở xã Tân Lập, huyện Lục Yên đang vào vụ thu hoạch chính với các sản phẩm: dưa lê Hàn Quốc, dưa lưới, dưa hấu…. Qua nhiều vụ trồng, các giống dưa đã khẳng định phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng cũng như trình độ canh tác của người dân nơi đây. Đặc biệt, sản phẩm được nhiều người biết tới do các hộ dân áp dụng quy trình sản xuất "sạch".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục