Cần những mô hình hiệu quả

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/12/2013 | 2:46:33 PM

YBĐT - Được triển khai vào xã từ tháng 6/2011, sau hai năm thực hiện, đến năm 2012, mô hình phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật dựa vào cộng đồng tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã chính thức kết thúc khi các mục tiêu của mô hình vẫn còn dang dở.

Phát thuốc cho trẻ em tại Trung tâm Phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật.
Phát thuốc cho trẻ em tại Trung tâm Phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật.

Là một trong 6 xã của tỉnh được Phòng Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chọn làm điểm để triển khai mô hình phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật dựa vào cộng đồng. Cũng như nhiều địa phương khác, ngay sau khi có kế hoạch triển khai mô hình, căn cứ vào tình hình thực hiện tết của địa phương sau khi lên kế hoạch xây dựng triển khai kế hoạch thực hiện, Ban chỉ đạo mô hình đã phối hợp với Trạm Y tế xã tổ chức khám sàng lọc các cháu có biểu hiện về khuyết tật bẩm sinh và lựa chọn 20 cháu đều dưới 12 tuổi để tham gia mô hình.

Sau khi có kết quả và phân loại từng nhóm trẻ, Ban chỉ đạo mô hình đã tiến hành tập huấn cho các gia đình có trẻ khuyết tật các kỹ năng sử dụng, cách làm một số dụng cụ chức năng, các biện pháp phòng ngừa, cách phát hiện trẻ khó khăn về vận động, sử dụng dụng cụ sau phục hồi chức năng.

Qua thực tế triển khai cho thấy, mô hình này rất thiết thực, đã có 2 cháu được hỗ trợ xe lăn, các cháu đều được mổ tim, phẫu thuật chân, phẫu thuật hở hàm ếch và các dị tật khác. Các gia đình được hỗ trợ kinh phí mua và làm dụng cụ phục hồi chức năng cho trẻ, trẻ được nhân viên y tế trực tiếp đến nhà xoa bóp, thao tác vật lý trị liệu 2 lần.

 Đồng thời, hướng dẫn gia đình duy trì những động tác trên cho trẻ hàng ngày. Nhờ đó, sức khoẻ của hầu hết số trẻ khuyết tật đã được cải thiện rõ rệt. 100% trẻ khuyết tật nhẹ dạng khoèo, cong tay, chân đã cử động linh hoạt, vững vàng hơn; trẻ khuyết tật nặng như: bại não, bị dị tật về sống lưng, đốt sống cổ sức đề kháng đã được nâng cao, ít bị nhiễm các bệnh thông thường, tinh thần và thể chất trẻ có nhiều chuyển biến tốt.

Hiện đã có 3 cháu là Hoàng Thị Hồng Thắm, 13 tuổi, thôn Vằm, Hoàng Kim Trọng, 6 tuổi, thôn Mỏ bị khuyết tật hệ vận động và cháu Hoàng Văn Nghĩa, 12 tuổi, thôn Háng bị bệnh máu trắng đã được khám chữa bệnh, phẫu thuật chỉnh hình cơ bản đã cải tiện khá nhiều về tình trạng sức khỏe.

Có thể nói, mô hình đã giúp các gia đình trẻ khuyết tật tiếp nhận những kỹ năng chăm sóc, giúp cải thiện sức khoẻ của trẻ khuyết tật và tạo nên hiệu quả của mô hình. Bởi trước đó, hầu hết các bậc cha mẹ trẻ khuyết tật chưa nắm được những kỹ năng vệ sinh, chăm sóc sức khỏe cho con mình.

Thậm chí, nhiều gia đình còn duy trì những thói quen không khoa học, ảnh hưởng đến tiến trình cải thiện bệnh tật của trẻ như không dám cho trẻ tham gia các hoạt động vận động, ít cho trẻ ra ngoài trời... Tuy nhiên, chỉ sau hai năm mô hình đã kết thúc trong tiếc nuối của biết bao gia đình. Bởi theo thống kê của xã, hiện tại trong tổng số gần 2.100 trẻ trên địa bàn xã, qua khảo sát có tới 39 cháu bị khuyết tật hệ vận động, tim bẩm sinh, mù đang rất cần được giúp đỡ.

Anh Hoàng Văn Thể - cán bộ văn hóa xã, thành viên Ban chỉ đạo mô hình cho biết: "Khi mô hình còn triển khai, bình quân mỗi năm từ nguồn kinh phí cấp về 4 triệu đồng, dù không lớn song xã cũng phối hợp với Trạm Y tế, Hội Chữ thập đỏ xã, huyện mỗi năm 4 lần đến giúp đỡ, hỗ trợ các cháu khuyết tật khám chữa bệnh định kỳ, hướng dẫn các gia đình tập cho các cháu khuyết tật hệ vận động nên tình trạng cũng cải thiện được khá nhiều. Khi kết thúc mô hình, bản thân chúng tôi cũng rất tiếc, nhiều gia đình hụt hẫng bởi còn rất nhiều cháu có những hoàn cảnh khó khăn mà bản thân lại mắc bệnh hiểm nghèo đang rất cần sự giúp đỡ của toàn xã hội. Cụ thể như cháu Hà Văn Thuần, 7 tuổi, thôn Muỗm, bị bại liệt do ảnh hưởng chất độc da cam, gia đình rất khó khăn cũng được tham gia mô hình, song khi được chọn để tư vấn khám bệnh thì mô hình kết thúc. Cháu Lê Ngọc Diệp, 6 tuổi thôn Đá Đỏ cũng bị bại liệt từ nhỏ, gia đình nghèo cũng đang rất cần sự quan tâm giúp đỡ của toàn xã hội...". 

Triển khai mô hình phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật dựa vào cộng đồng là hoạt động đầy tính nhân văn, bởi thông qua đó, đã giúp các gia đình trẻ khuyết tật tiếp nhận những kỹ năng chăm sóc sức khoẻ, giúp cải thiện sức khoẻ của trẻ khuyết tật và tạo nên hiệu quả của mô hình. Tuy nhiên, mô hình lại chỉ triển khai trong thời gian quá ngắn, trong khi đó cán bộ xã, người dân chưa có đủ kiến thức, kỹ năng để tự duy trì hoạt động mô hình kiến hiệu quả chưa đạt được như mong muốn.

Mặt khác, cũng phải nhìn nhận một thực tế đó là, hiện nay, việc triển khai các mô hình chăm sóc, bảo vệ trẻ em đang khá hình thức theo kiểu "đem con bỏ chợ" mà không biết khi kết thúc, mô hình đó có đem lại hiệu quả hay không.

Lệ Thanh

Các tin khác

YBĐT - Dễ thường, người ta thích khoe giàu chứ chẳng mấy ai thích khoe nghèo. Đến cả như con trẻ cũng còn tự ti, mặc cảm với thân phận nghèo khó của mình. Bởi thế mà người ta xem nghèo là một cái tội. Tội với con cái, tội với xã hội, với xóm phố.

YBĐT - Hội Chữ thập đỏ tỉnh Yên Bái trao tặng giấy khen cho 17 cá nhân và 14 tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác Hội năm 2013 và ký giao ước thi đua năm 2014.

Các cơ quan này được yêu cầu làm việc liên tục các ngày trong tuần, kể cả thứ 7 và Chủ nhật nhằm kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong giai đoạn cuối năm.

Ngày 10/12, thực hiện Nghị quyết đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, thời gian tới Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục làm việc với 6 trường sư phạm để thống nhất đưa cán bộ, giảng viên sang Hàn Quốc học hỏi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục