Rác thải sinh hoạt - đôi điều cần biết
- Cập nhật: Thứ năm, 26/12/2013 | 2:42:43 PM
YBĐT - Bất kỳ chất thải, loại rác nào tạo ra trong nhà, có thể nổ, có độc tính, có tính ăn mòn hoặc gây phản ứng hóa học đều được liệt vào loại “rác thải nguy hại”. Điểm mặt những rác thải nguy hại trong nhà, có thể kể đến sơn, pin, chất tẩy rửa trong nhà tắm, thuốc bảo vệ thực vật, dầu nhớt…
Pin đã qua sử dụng là một trong những chất thải nguy hại điển hình trong mỗi gia đình.
|
Các sản phẩm này có thể nguy hại đến sức khỏe con người, có nguy cơ nổ, gây cháy, ăn mòn nếu không được sử dụng, lưu trữ, hoặc thải bỏ đúng cách. Sản phẩm gia dụng như bột giặt, thuốc đánh bóng nền nhà, sơn và những chất tẩy rửa chứa những hóa chất nguy hại như: ammôniắc, axít sunfuríc, axít phốtphoríc, kiềm...
Nhiều chất tẩy rửa thảm và đồ gỗ bọc vải chứa hóa chất có thể chứa perchlorethylene - một chất gây ung thư; nước rửa bát cũng độc hại - phần lớn chứa chlorine ở dạng đậm đặc, là chất gây độc nếu nhiễm vào bên trong cơ thể ở liều lượng lớn; formaldehide có thể hiện diện trong phần lớn các gia đình ở một số sản phẩm như sơn latex, vải, vật liệu bằng nhựa trong xe hơi và đồ gỗ. Đây là một trong các chất ô nhiễm có bản chất là hợp chất hữu cơ bay hơi và là một chất gây ung thư, gây kích ứng mắt, da và họng, gây triệu chứng như: cúm, nổi mề đay và các bệnh về thần kinh. Điều đặc biệt mà có lẽ ít người biết đến là sự nguy hại tiềm ẩn từ nước hoa.
Ở nhiều nước có nền khoa học tiên tiến, mặt hàng này được gọi là “đáng sợ nhất” trong số các sản phẩm của công nghệ làm đẹp. Phần lớn phụ nữ sử dụng nước hoa thường xuyên nhưng đó số không biết trong nước hoa có nhiều hóa chất dễ hấp thu vào da để từ đó tích lũy trong các cơ quan chính của cơ thể. Một số nhà khoa học tin rằng, nước hoa có thể gây hại cho sức khỏe như khói thuốc lá, phần nào do 95% hóa chất sử dụng trong hương liệu là những hợp chất tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ.
Các hợp chất này bao gồm dẫn xuất của benzene, aldehydes và nhiều chất độc khác. Các mùi hương hóa chất này còn có thể tìm thấy trong nước hoa xịt phòng, khăn giấy, bột giặt, nước làm mềm vải… Một mối nguy hại nữa là trong nhiều năm qua, cách thức thực phẩm được sản xuất, bán, mua và chế biến lại đó thay đổi một cách chúng mặt. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ được sử dụng tùy tiện trên thực phẩm chúng ta ăn và chúng có thể chứa những thành phần ảnh hưởng không chỉ đến hệ thần kinh của côn trùng mà cũn đến sức khỏe của người khi ăn thực phẩm này.
Nhiều hóa chất trong thuốc trừ sâu không thể loại bỏ ra khỏi cơ thể theo đường tiêu hóa mà tích lũy trong các mô mỡ và có liên quan đến các bệnh về suy giảm chức năng.
Chất thải nguy hại trong gia đình gây hại cho sức khỏe và sự sống của con người, ở mọi lứa tuổi và giới tính khác nhau. Theo ông Phạm Văn Thành - Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, đầu tiên, bạn có thể bị phơi nhiễm (tiếp xúc trực tiếp, hít vào hoặc nuốt phải) với những chất độc trong khi sử dụng. Kế đến, các hóa chất làm ô nhiễm nguồn nước cấp khi thải vào cống rãnh mà chưa được xử lý… Phải xử lý như thế nào đối với các chất thải nguy hại trong gia đình này?
Theo ông Thành, chúng ta cần xử lý cẩn thận để tránh tự làm mình bị nhiễm độc, hoặc gây tổn hại đến môi trường, bảo quản các loại rác thải này ngoài tầm tay của trẻ và thú nuôi. Đặc biệt, không để gần những nơi phát sinh nhiệt cao như bếp nấu, dưới ánh sáng trực tiếp của mặt trời, không chôn lấp những vật liệu nguy hại vì chúng có thể ngấm vào tầng nước ngầm mà bạn sử dụng để uống, không đổ chất thải nguy hại ra sông, suối… Quan trọng nhất, từng cá nhân, các doanh nghiệp và các tổ chức cần chung tay giảm lượng chất thải độc hại làm nguy hiểm cho cộng đồng.
Tô Anh
Các tin khác
YBĐT - Tính đến hết tháng 11/2013, hoạt động ngoại khóa tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên (SKSSVTN) đã được triển khai tại 15 trường THCS và THPT trên phạm vi toàn tỉnh Yên Bái. Theo thống kê, đã có hơn 5.000 em được tuyên truyền về SKSS, trong đó gần 2.000 VTN là con em đồng bào dân tộc.
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), không phát hiện Polymer tổng hợp trong sản phẩm thạch dừa Thanh Bình.
Sáng nay 26.12, bà Phạm Thị Mỹ Loan, Phó chủ tịch UBND huyện Tuy Phong (Bình Thuận) cho biết, có 185 cháu (từ 12 tháng tuổi đến 5 tuổi) thuộc Trường mầm non Phước Thể của huyện này phải nhập viện tối 25.12 do nghi ngộ độc thực phẩm.
YBĐT - Yên Bái đang tiệm cận với giai đoạn già hóa dân số nên cần phải có những bước chuẩn bị và thực hiện các chiến lược, chính sách thích ứng.