Sẽ sơ tán 1.750 lao động Việt Nam tại Lybia nếu có nguy hiểm

  • Cập nhật: Thứ tư, 30/7/2014 | 7:50:34 AM

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đưa ra các phương án tùy theo tình hình chiến sự tại Lybia.

Tình hình chiến sự tại Lybia đang diễn ra phức tạp, có dấu hiệu leo thang, lan rộng, đặc biệt là tại hai thành phố lớn Tripoli và Bengazi.

Một số nước có nhiều lao động làm việc tại nước này đã yêu cầu công dân về nước.

Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết: Bộ đang gấp rút báo cáo Chính phủ về phương án bảo vệ an toàn cho lao động Việt Nam đang làm việc tại Lybia.

Theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, đầu tháng 7, khi tình hình Lybia có dấu hiệu không ổn định, hàng tuần Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, doanh nghiệp đều có liên lạc với người lao động và Đại sứ quán ở đây.

Hiện, theo báo cáo của doanh nghiệp và Đại sứ quán, tại khu vực gần nơi có biến động, lao động được yêu cầu không ra ngoài, lương thực thực phẩm được cung cấp đầy đủ.

Một số ít lao động ở vùng an ninh bất ổn đang ở các khu vực được đảm bảo an toàn.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đưa ra các phương án tùy theo tình hình chiến sự tại Lybia.

Tại các khu vực có nguy cơ xung đột, mất an ninh thì yêu cầu theo dõi, nếu có tình huống nguy hiểm, ngay lập tức di tản lao động.

Trước mắt, doanh nghiệp đã thông báo để người lao động nắm rõ tình hình, biết các biện pháp sơ tán khi cần thiết.

Hiện nay, có khoảng 1.750 lao động Việt Nam đang làm việc tại Lybia; trong đó có hơn 200 lao động đang làm việc tại hai thành phố Tripoli và Bengazi là hai khu vực tình trạng an ninh bất ổn, còn lại đa số người lao động đang làm việc cách vùng an ninh bất ổn hàng trăm km.

Trong số 1.750 lao động Việt Nam sang Lybia làm việc, có khoảng 200 lao động Việt Nam đang làm việc cho một tập đoàn của Thổ Nhĩ Kỳ đã được Tập đoàn này đưa về Thổ Nhĩ Kỳ để đảm bảo an toàn.

(Theo VOV)

Các tin khác
Lực lượng dân quân huyện Trạm Tấu tham gia diễn tập khu vực phòng thủ huyện năm 2013.

YBĐT - Trong những năm gần đây, đội ngũ thôn đội trưởng dân quân ở các thôn bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh thường xuyên được chú trọng xây dựng và củng cố. Các thôn đội trưởng đã phát huy vai trò ở cơ sở, góp phần đảm bảo thế trận quốc phòng toàn dân, giữ vững an ninh trật tự (ANTT) ở địa phương.

Gia đình anh Lý Páo Chua ở bản Nậm Pảng dự kiến sẽ thoát nghèo trong năm 2014.

YBĐT - Là xã nằm trong danh sách các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh, những năm qua, xã Nậm Có (Mù Cang Chải) đã được Đảng, Nhà nước quan tâm, đầu tư nhiều tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo thông qua các chương trình, dự án và chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chăn nuôi.

Tổ chức tốt các phiên tòa lưu động đáp ứng tốt yêu cầu
cải cách tư pháp.

YBĐT - Ngày 2/6/2005, Bộ Chính trị (khóa IX) ra Nghị quyết số 49 NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp (CLCCTP) đến năm 2020. Mục tiêu của chiến lược này là “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”.

Gầm nhà sàn của chị Hà Thị Thơm ở thôn Búng Xổm, xã Tú Lệ (Văn Chấn) ngập ngụa phân trâu, bò từ lâu ngày.

YBĐT - Qua thực tế cơ sở cho thấy, nhốt trâu bò, gia cầm dưới gầm sàn là tập quán phổ biến từ xa xưa ở một số dân tộc như: Thái, Mường, Tày, Nùng, Giáy, Dao, Cao Lan vì những dân tộc này có kiến trúc nhà ở truyền thống là nhà sàn. Tuy nhiên, do ý thức giữ vệ sinh môi trường nơi cư trú, phòng ngừa dịch bệnh ngày một nâng cao nên nhiều dân tộc đã không còn buộc trâu dưới gầm sàn và làm chuồng nuôi nhốt xa nhà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục