Từ 1- 1- 2016: Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện dựa trên mức chuẩn hộ nghèo nông thôn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/9/2015 | 6:44:47 AM

Đây là nội dung Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP Hà Nội tập trung tuyên truyền tại Hội nghị tập huấn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý về Luật Bảo hiểm xã hội diễn ra ngày 24- 9.

Như vậy, thay vì quy định người đã hết tuổi lao động không được tham gia bảo hiểm xã hội, từ thời điểm Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực (1- 1- 2016) bỏ quy định tuổi trần tham gia BHXH tự nguyện. Luật cũng quy định mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo ở khu vực nông thôn thay vì căn cứ cũ là tiền lương tối thiểu chung (mức lương cơ sở) để phù hợp với khả năng tham gia của người dân, cũng như tăng nguồn thu cho quỹ bảo hiểm xã hội. Người tham gia có thể lựa chọn phương thức đóng bảo hiểm xã hội một cách linh hoạt với thủ tục hành chính đơn giản như đóng một lần cho nhiều năm về sau hoặc một lần cho những năm còn thiếu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Cơ quan bảo hiểm cũng đã có thêm chế độ Bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách bảo hiểm xã hội mang tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân, được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật. Đây là chính sách mới trên cơ sở vừa nghiên cứu vừa tổ chức thực hiện sẽ có rất nhiều vấn đề thực tiễn đòi hỏi phải giải quyết trong thời gian tới nên sẽ do Chính phủ quy định chi tiết.

Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, sẽ quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Giáo viên Trường Tiểu học Lý Tự Trọng hướng dẫn học sinh đội mũ bảo hiểm đúng quy cách.

YBĐT - Trật tự an toàn giao thông (TTATGT) học đường luôn là vấn đề cấp thiết được toàn xã hội quan tâm. Việc giáo dục, tuyên truyền tới con trẻ là rất cần thiết, hình thành ý thức và thói quen khi tham gia giao thông. Thành phố Yên Bái trong những năm qua đã xây dựng được những điểm sáng trong công tác đảm bảo TTATGT học đường.

Gia đình anh Trần Văn Phùng - thôn 10, xã Đại Lịch phát triển kinh tế từ cây cam sành, quýt sen, mỗi năm cho thu nhập trên dưới 100 triệu đồng. (Ảnh: Ngọc Đồng)

YBĐT - Đại Lịch là xã vùng ngoài của huyện Văn Chấn. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng với truyền thống của một xã anh hùng nên nhiều năm qua, xã đã triển khai thực hiện có kết quả cao nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng đảng... Đặc biệt, những năm gần đây, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã trở thành hoạt động thường ngày của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương.

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tặng quà các em học sinh Trường THPT Trần Nhật Duật có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

YBĐT - Những năm qua, Trường THPT Trần Nhật Duật (huyện Yên Bình) không ngừng đổi mới phương pháp dạy và học nên tỷ lệ học sinh khá, giỏi của Trường luôn đạt tỷ lệ cao. Kết thúc năm học 2014 - 2015, tỷ lệ học sinh đạo đức khá, tốt chiếm 97,8%; học sinh học lực khá, giỏi chiếm trên 49%. Đặc biệt, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp kỳ thi THPT quốc gia đạt 99%, cao hơn mức bình quân chung toàn tỉnh.

Ảnh minh họa.

Sau 3 đợt xét tuyển (gồm nguyện vọng 1 và 2 nguyện vọng bổ sung), đến nay nhiều trường vẫn chưa tuyển đủ chỉ tiêu năm 2015 và phải tiếp tục xét tuyển thêm một đợt nữa (nguyện vọng 4).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục