Suối Giàng đồng lòng xây dựng nếp sống văn minh

  • Cập nhật: Thứ năm, 15/10/2015 | 10:17:58 AM

YênBái - YBĐT - Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, Đảng bộ xã Suối Giàng (Văn Chấn) đã tập trung lãnh đạo thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; đặc biệt là việc triển khai mô hình “Dân vận khéo” đổi mới việc cưới, việc tang tại thôn Pang Cáng.

Nông dân thôn Pang Cáng thu hoạch chè búp tươi.
Nông dân thôn Pang Cáng thu hoạch chè búp tươi.

Pang Cáng là thôn đông dân nhất của xã Suối Giàng huyện Văn Chấn, toàn thôn có 132 hộ, 648 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Mông. Do trình độ dân trí nên nhận thức của bà con nơi đây còn nhiều hạn chế; tập quán canh tác lạc hậu chủ yếu là sản xuất nông nghiệp kèm theo các thủ tục lâu đời chính là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của thôn luôn ở mức cao.

Những năm trước đây, do thiếu hướng dẫn kịp thời về những quy định cụ thể đối với việc cưới, việc tang của người Mông nên những quan niệm lệch lạc, mê tín dị đoan và một số nghi thức lỗi thời, không lành mạnh chưa được cải tiến, đổi mới theo nếp sống văn minh. Nhiều hủ tục lạc hậu: người chết không cho vào quan tài; thách cưới cao; ăn tết hai lần, kéo dài nhiều ngày gây tốn kém và ảnh hưởng đến đời sống của bà con, làm cho người dân đã nghèo lại càng nghèo hơn.

Năm 2012, thôn Pang Cáng được chọn làm điểm xây dựng mô hình “Dân vận khéo” và thực hiện Đề án “Vận động đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang” của Huyện ủy Văn Chấn với một số nội dung chủ yếu là vận động đồng bào Mông cho người mất vào áo quan, không tổ chức tang lễ kéo dài quá 36 tiếng, không bắn súng, không giết mổ nhiều trâu bò trong đám tang, đám cưới…

Thực hiện chủ trương này, Chi bộ thôn Pang Cáng đã ra nghị quyết và xác định rõ việc cần phải làm ngay là tuyên truyền, vận động bà con xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, trong đó đảng viên là người tiên phong thực hiện trước, để làm gương cho bà con trong bản noi theo.

Bí thư Chi bộ thôn Pang Cáng - Giàng A Sơn cho biết: “Chi bộ tổ chức họp thôn để tuyên truyền, lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo Đề án. Bà con nhân dân trong thôn đã thảo luận, bàn bạc dân chủ, đặc biệt là các cụ già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ. Qua tuyên truyền, 100% nhân dân trong thôn đều nhận thức rõ việc thay đổi các thủ tục rườm rà trong việc cưới, việc tang là đổi mới về phong tục tập quán theo nếp sống văn minh, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của người Mông. Nhân dân rất phấn khởi và đồng tình ủng hộ, nhiệt tình ký cam kết thực hiện”.

Từ khi triển khai Đề án, tại thôn có 3 trường hợp qua đời được các tổ chức đoàn thể và nhân dân tổ chức tang lễ theo đúng quy định của Đề án. Đến nay, tất cả các đám tang tại thôn Pang Cáng và các thôn bản khác ở Suối Giàng đều thực hiện đúng nội dung của Đề án. Không chỉ tự giác thực hiện những nội dung vận động, thôn còn vận động được 6 hộ  hiến 1,4ha đất để quy hoạch nghĩa trang nhân dân.

Nhờ được tuyên truyền vận động, đến nay, thôn Pang Cáng đã không còn tục cướp dâu, không còn thách cưới cao nữa, không hôn nhân cận huyết thống, không tảo hôn, đám cưới tổ chức chỉ trong 1 ngày. Chi phí tốn kém cho việc cưới việc tang không còn đè nặng lên người dân trong các thôn, bản, nhờ đó đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào dân tộc Mông nơi đây. Đã có gần 20 lễ cưới trong thôn được bà con tự giác thực hiện tổ chức lành mạnh, văn minh, tiết kiệm phù hợp với truyền thống dân tộc.

Sau gần 4 năm triển khai Đề án đã phát huy được vai trò gương mẫu, đi đầu của cán bộ, đảng viên người cao tuổi, người có uy tín trong dòng họ thực hiện và đã có chuyển biến tích cực trong nhận thức của đồng bào; đổi mới một bước phong tục tập quán trong việc tang, việc cưới, giảm bớt các thủ tục rườm rà, lạc hậu, mê tín dị đoan gây lãng phí tiền của, thời gian ảnh hưởng đến lao động sản xuất và giống nòi.

Những kết quả đạt được đã góp phần nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa, làng bản văn hóa, nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Pang Cáng là một trong hai tập thể của tỉnh Yên Bái vừa được Ban Dân vận Trung ương tặng bằng khen đã có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2011 - 2015.

Kim Tiến

Các tin khác
Đồng chí Nông Văn Lịnh - Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh trao quà và nhà Đại đoàn kết cho gia đình anh Hoàng Văn Thiết, xã Tân Lĩnh (Lục Yên).

YBĐT - Những năm qua, phong trào thi đua yêu nước trong hệ thống mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp thường xuyên được đổi mới, có sức lan toả và nhân rộng trong nhân dân. Phong trào đã tạo khí thế thi đua sôi nổi trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Chương trình do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tổ chức.

63 nông dân xuất sắc tiêu biểu trong cả nước đã được tôn vinh trong chương trình “Tự hào nông dân Việt Nam” lần thứ 3, tổ chức tối 14/10 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội.

Ông Hồ Giáo

Lúc 15 giờ 30 ngày 14/10, ông Hồ Giáo, người duy nhất trong ngành chăn nuôi được 2 lần tặng danh hiệu Anh hùng lao động, đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng thuộc phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, hưởng thọ 87 tuổi.

Tờ rơi về dịch sốt xuất huyết được tuyên truyền rộng rãi tại nhà trường.

YBĐT - Tỉnh Yên Bái không phải vùng trọng điểm về dịch sốt xuất huyết (SXH) nhưng do gần các tỉnh đã có dịch bùng phát. Mặt khác, giao thông thuận tiện, giao thương, đi lại của học sinh, sinh viên, lao động đi làm ăn xa nên nguy cơ dịch bệnh có thể xâm nhập vào địa bàn tỉnh bất cứ lúc nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục