Chuẩn quốc gia - thay đổi diện mạo và chất lượng giáo dục

  • Cập nhật: Thứ sáu, 20/11/2015 | 3:29:25 PM

YBĐT - Đề án xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia (CQG) giai đoạn 2011 - 2015 được tiếp nối từ Đề án xây dựng trường đạt CQG giai đoạn 2006 - 2010. Mục tiêu của Đề án, đến năm 2015 toàn tỉnh có 201 trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT đạt CQG theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Nhưng Yên Bái là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn nên những năm đầu của giai đoạn tưởng chừng như khó có thể thực hiện được.

Trường Mầm non Bông Sen vượt qua chuẩn quốc gia mức độ I đạt chuẩn quốc gia mức độ II năm 2014.
Trường Mầm non Bông Sen vượt qua chuẩn quốc gia mức độ I đạt chuẩn quốc gia mức độ II năm 2014.

Bà Vũ Thị Kim Châm - Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Sở GD&ĐT tỉnh cho biết: “Sau khảo sát tại các trường, so với 5 tiêu chí của trường đạt CQG chúng tôi rất lo lắng. Bởi tiêu chí thì cao, còn những gì các trường đang có không thể cập được. Nhất là tiêu chí cơ sở vật chất, thiếu diện tích, thiếu phòng học bộ môn, phòng chức năng, phương tiện, đồ dùng, thiết bị dạy học...”.

Xác định được những khó khăn trước mắt và lâu dài nhưng với mục tiêu xây dựng trường đạt CQG để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, UBND tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo sát sao ngành GD&ĐT cũng như các địa phương huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhiệm vụ xây dựng trường đạt CQG đã không chỉ là của riêng ngành GD&ĐT. Ngành đã triển khai nhiều văn bản chỉ đạo hướng dẫn đẩy mạnh công tác xây dựng trường đạt CQG. Cùng với đó, chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc rà soát đối chiếu theo 5 tiêu chuẩn về trường đạt CQG, từ đó xây dựng đề án trường đạt CQG cho đơn vị.

Có lẽ, thuận lợi lớn nhất trong quá trình thưc hiện Đề án đó là sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền địa phương. Điển hình như huyện Văn Yên, Văn Chấn chính quyền địa phương đã tích cực tham gia vào công tác xã hội hóa xây dựng trường CQG. Nhiều đơn vị nhà trường đã có những cách làm hay, sáng tạo trong việc huy động sức mạnh tổng hợp xây dựng trường đạt CQG như Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên đã huy động nguồn vay của những cán bộ, giáo viên; Trường THPT Trần Nhật Duật đã làm tốt công tác xã hội hóa mở rộng được quỹ đất, tăng cường cơ sở vật chất...

Bên cạnh xây dựng cơ sở vật chất, các trường còn chú trọng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đảm bảo đạt chuẩn trở lên. Điều đáng mừng là sức lan tỏa của Đề án đã thúc đẩy một số trường không nằm trong Đề án đã nỗ lực phấn đấu có nhiều sự đầu tư, có cách làm hay trong xây dựng cơ sở vật chất, đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục nên đã được đưa vào Đề án. Tiêu biểu như ở huyện Văn Yên có Trường Mầm non Yên Hưng,  Trường Mầm non Viễn Sơn, Trường Tiểu học Viễn Sơn; thành phố Yên Bái có Trường THCS Quang Trung... Đáng chú ý hơn cả là những trường phổ thông dân tộc bán trú với nhiều khó khăn thiếu thốn cả về cơ sở vật chất và đội ngũ… nhưng với những nỗ lực của cấp ủy chính quyền địa phương và toàn ngành giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có khởi sắc và thành tích nhất định góp phần vào hoàn thành Đề án Xây dựng trường đạt CQG.

Tiêu biểu như Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Đại Sơn là trường bán trú đầu tiên của tỉnh đạt CQG và mới nhất là Trường Phổ thông Dân tộc bán Tiểu học Nậm Khắt ở xã vùng khó khăn nhất của tỉnh vừa được công nhận trường đạt CQG. Đến nay, toàn tỉnh có 6/9 trường phổ thông dân tộc nội trú, 3 trường phổ thông dân tộc bán trú được công nhận đạt CQG. Đó là ghi nhận rõ nét cho thành công của Đề án không chỉ ở thành phố, thị xã, mà còn ở cả những xã vùng khó, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh. Khi bắt đầu thực hiện Đề án năm 2011, toàn tỉnh có 105 trường đạt CQG, trong đó có 21 trường mầm non, 59 trường tiểu học, 23 trường THCS và 2 trường THPT. Đến nay, toàn tỉnh đã có 209 trường đạt chuẩn quốc gia, vượt 8 trường so với mục tiêu của Đề án.

Trường đạt CQG luôn là mục tiêu hướng tới của tất cả các trường học ở tất cả các bậc học. Bởi khi đạt chuẩn đồng nghĩa với việc cơ sở vật chất khang trang hơn, đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa và nâng cao về số lượng và chất lượng, từ đó chất lượng giáo dục toàn diện đã được nâng lên. Đề án xây dựng trường đạt CQG giai đoạn 2011 - 2015 đã góp phần không nhỏ thay đổi diện mạo của giáo dục Yên Bái theo hướng đổi mới, phát triển.

Thanh Ba

Các tin khác
Cán bộ y tế phường Đồng Tâm (thành phố Yên Bái) tuyên truyền chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ.

YBĐT - Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh vừa tổ chức giám sát chuyên đề về thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS/KHHGĐ). Qua giám sát cho thấy, những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, công tác dân số đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, qua thực tế cũng cho thấy nhiều vấn đề cần phải tập trung quan tâm.

Tiêm chủng cho trẻ.

Trước thông tin nước Lào láng giềng phát hiện các ca bệnh bại liệt và tình hình bệnh diễn biến phức tạp, ngày 20/11, Bộ Y tế khuyến cáo người dân đưa trẻ em trong độ tuổi đến các cơ sở y tế để uống vắcxin phòng bệnh bại liệt đầy đủ, đúng theo lịch tiêm chủng; đặc biệt là tại các tỉnh có nguy cơ cao đang triển khai chiến dịch uống bổ sung vắcxin bại liệt.

YBĐT – Mặc dù nằm cách thị trấn Mù Cang Chải hơn 30 km, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, 99% học sinh là người dân tộc Mông, song với mô hình “Trường học thân thiện, học sinh tích cực ”, Trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học và THCS Hồ Bốn, xã Hồ Bốn huyện Mù Cang Chải đã và đang phát huy tốt hiệu quả giáo dục phát triển thể chất, kỹ năng sống cho các em học sinh góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Khu vui chơi dành cho trẻ của Trường Mầm non Hoa Huệ, phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp.

YBĐT - Quyết định số 239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi (PCGDMNCTNT) giai đoạn 2010 - 2015 đã vực dậy bậc học này để xứng đáng với vai trò là bậc học nền tảng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục