Ứng xử với bạo lực học đường
- Cập nhật: Thứ hai, 16/1/2017 | 1:48:29 PM
YBĐT - Thời gian gần đây có nhiều thông tin, dư luận nói về tình trạng bạo lực học đường. Chúng ta là những người lớn, là phụ huynh học sinh hẳn không khỏi trăn trở, buồn lo về tình trạng bạo lực học đường hiện nay.
Trẻ em đến trường đi học là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình nhưng nghĩa vụ dạy và học không chỉ của nhà trường mà với cả gia đình và xã hội. Tôi rất đồng tình với ý kiến của cô giáo Lâm Minh Trang - Hiệu phó Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh trong bài “Đến mức trẻ phải đánh trả bạn, người lớn nên xem lại mình” đăng trên Tuổi trẻ online ngày 8/12/2016. Tôi không phải là người làm trong ngành giáo dục, nhưng từ trải nghiệm cuộc sống tôi rất ấn tượng với nhận định trong bài báo đó: “Trẻ con hiện nay vẫn coi học hành là nơi các em muốn đến nhất mỗi ngày. Ngoài nhu cầu bắt buộc là học chữ các em còn có nhu cầu gặp bạn bè thầy cô, được có một tập thể, một đám đông để “định vị” mình…”.
Bạo lực học đường là một khái niệm mới ngày nay để chỉ việc học sinh đi học hay đánh nhau, trong đó không ít trường hợp các em học sinh gai đánh nhau, đó là hiện tượng rất đáng buồn. Việc trẻ con cùng nhau đi học là bạn bè cùng lớp, nhưng gây xích mích từ những sự việc rất nhỏ nhưng để đến mức đánh nhau với bạn, rồi bạn lại nghĩ đánh trả bạn, chúng ta là những người lớn đúng là phải xem lại mình. Cô giáo Lâm Minh Trang cho rằng: “Lời khuyên chân thành nhất cho học sinh đó là trước khi nghĩ đến chuyện đánh trả bạn, rồi để mình cũng trở thành người sai, hãy đáp trả hành động sai đó của bạn bằng một hành động đúng…”.
Lời khuyên của cô giáo khiến tôi nhớ lại câu chuyện từng xảy ra trong gia đình tôi ngày trước. Đó là từ những năm 1970, gia đình tôi sống ở nông thôn xã Đại Lịch (Văn Chấn). Nhà đông anh em nhưng chúng tôi vẫn được bố mẹ cho ăn học đến nơi đến chốn. Một lần, anh trai tôi chỉ vì không cho bạn ăn ngô rang cùng mà đã bị đánh rất đau. Anh đã chạy về nhà mách anh cả tôi và mấy anh em trong họ chặn đường đánh lại kẻ gây sự. Rồi bố tôi đi làm về bắt gặp sự việc, bố cuống cuồng hỏi han anh bạn bị đánh, tìm hiểu sự việc phân tích phải trái rồi mắng cho chúng tôi một trận. Tôi không biết bố đã nói gì nhưng thấy anh bạn kia rơm rớm nước mắt. Sau đó, bố bảo anh ấy ở lại nhà tôi ăn cơm và đưa anh ấy về tận nhà.
Câu chuyện đã trở thành bài học và khiến anh em chúng tôi nhớ mãi, bởi sau đó bố tôi đã phân tích để anh em chúng tôi thấy được cần phải hành động như thế nào khi có mâu thuẫn xảy ra. Bởi vậy, thiết nghĩ trước báo động của tình trạng bạo lực học đường thì cách ứng xử của phụ huynh học sinh, thầy cô giáo, người lớn tuổi kịp thời nắm bắt, phân tích phải trái để các em học sinh khi có mâu thuẫn, xích mích thay đổi từ suy nghĩ đến hành vi để rồi rộng lượng bỏ qua là điều quan trọng. Giáo dục không đơn thuần là học chữ mà giáo dục nhân cách, lòng yêu thương con người sẽ là cốt lõi để làm người.
Trương Văn Hướng (Tổ 57, phường Đồng Tâm, T.P Yên Bái)
Các tin khác
YBĐT - Câu lạc bộ tổ chức thành công các hoạt động như cuộc thi viết về “Trường THPT Lý Thường Kiệt trong trái tim tôi”; hoạt động tuyên truyền “Hướng về biển, đảo”; hội thảo bình thơ; hoạt động bảng tin; tổ chức thành công Ngoại khóa văn học với chủ đề “Mừng Đảng, mừng xuân”, Ngày hội đọc sách “Tri thức chắp cánh ước mơ”…
YBĐT - Đây là cơ sở sản xuất, chế biến giò chả, nem chua đầu tiên của tỉnh Yên Bái được vinh dự đón nhận danh hiệu "Sản phẩm tin cậy, dịch vụ hoàn hảo, nhãn hiệu ưa dùng" năm 2016.
YBĐT - Vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Yên Bái tổ chức Chương trình “Xuân tình nguyện năm 2017” và đánh giá kết quả triển khai mô hình trình diễn nông nghiệp tại Làng Thanh niên lập nghiệp tại xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu.
YBĐT - Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cho biết: “Hiện nay, Đảng bộ đã hoàn thành việc xây dựng kế hoạch học tập và quán triệt Nghị quyết T.Ư (khóa XII) cũng như bản dự thảo Chương trình hành động của toàn Đảng ủy về việc thực hiện Nghị quyết T.Ư khóa XII".