Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS An Lương: Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục

  • Cập nhật: Thứ sáu, 31/3/2017 | 8:00:22 AM

YBĐT - Năm học 2016 - 2017, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) THCS An Lương (Văn Chấn) có 8 lớp với 319 học sinh.

Một giờ học Tiếng Anh của thầy vào trò Trường PTDTBT THCS An Lương.
Một giờ học Tiếng Anh của thầy vào trò Trường PTDTBT THCS An Lương.

Trường PTDTBT THCS An Lương đóng trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn, cách trung tâm huyện 35km, giao thông đi lại khó khăn, địa hình phức tạp nhiều sông suối, đường rừng. Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn nhất là các phòng học chức năng.

Bên cạnh đó, một số phụ huynh thuộc các thôn vùng cao chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con em mình, phó mặc cho các thầy cô trong Trường chăm sóc, nuôi dưỡng; nhiều phong tục, tập quán cổ hủ chưa được xóa bỏ đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì số lượng và chất lượng.

Thầy giáo Đinh Văn Lập - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Trước những khó khăn trên, nhà trường đã đề ra nhiều giải pháp, trong đó chủ động tham mưu với cấp uỷ chính quyền địa phương nâng cao việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục pháp luật, Luật Giao thông đường bộ, Luật Hôn nhân và Gia đình… tới học sinh; thành lập Ban bán trú kèm học sinh 24/24h; tổ chức giờ tự học hàng tuần; hướng dẫn học sinh kỹ năng sống, ăn ở vệ sinh theo nội quy bán trú để học sinh coi khu bán trú như nhà ở của mình”.

Để duy trì sĩ số học sinh chuyên cần, Trường PTDTBT THCS An Lương đã chủ động tham mưu cho UBND xã thành lập Ban vận động và cán bộ phụ trách các thôn để tuyên truyền, vận động học sinh ra lớp nhất là sau dịp tết Nguyên đán hàng năm.

Một giải pháp quan trọng mà trong thời gian qua Trường PTDTBT THCS An Lương áp dụng có kết quả tích cực là việc phân công giáo viên có trình độ, năng lực về chuyên môn, có tâm huyết với nghề đảm nhiệm giảng dạy các lớp đầu cấp và lớp cuối cấp; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng của học sinh qua theo dõi việc cho điểm thường xuyên của giáo viên, kịp thời có những điều chỉnh khi phát hiện lớp có nhiều điểm yếu kém.

100% giáo viên khi lên lớp phải chuẩn bị nội dung bài giảng chu đáo, giúp học sinh nắm được kiến thức và có hứng thú học tập. Đồng thời, giáo viên cũng là người nắm bắt năng lực học tập của từng học sinh, của từng lớp để phân loại và đổi mới phương pháp dạy học thích hợp, có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém.

Cô giáo Hà Thị Nga - giáo viên bộ môn Sinh - Địa, nhiều năm đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện cho biết: "Trong dạy học, mình luôn lấy học sinh làm trung tâm, tổ chức cho học sinh giúp đỡ lẫn nhau trong học tập như: học nhóm, phân công bạn khá, giỏi giúp đỡ bạn yếu kém; tạo điều kiện để các em mạnh dạn thể hiện bản thân, tạo không khí học tập vui vẻ, thân thiện giữa thầy và trò...".

Em Đặng Thị Hằng, học sinh lớp 9, vừa đạt giải Khuyến khích môn Lịch sử cấp tỉnh tâm sự: “Em thấy cách dạy của các thầy cô giáo có nhiều đổi mới, dễ hiểu, ngắn gọn, súc tích, em hứa sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi để không phụ công của bố mẹ và thầy cô giáo”.

Tuy còn gặp nhiều khó khăn của một xã vùng cao, nhưng với việc đưa ra nhiều giải pháp hợp lý trong công tác dạy và học, chất lượng giáo dục của nhà trường đã có sự chuyển biến rõ nét. Kết thúc học kỳ I, tỷ lệ học sinh khá, giỏi của nhà trường đạt 21%, có 1 học sinh đạt giải Khuyến khích môn Lịch sử cấp tỉnh.   

Văn Tuấn

Các tin khác

YBĐT - Hiện toàn tỉnh có trên 2.700 đơn vị với trên 54.000 đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Ảnh minh họa

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang dự thảo Nghị định quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

Các phường đã cơ bản hoàn tất việc sơn vạch chỉ giới hành lang trên các tuyến đường.

YBĐT - Chưa khi nào vấn đề giải tỏa hành lang, hè phố, thiết lập kỷ cương trật tự đô thị lại được cộng đồng xã hội quan tâm như hiện nay, khi mà ở một số địa phương như Hà Nội, nhất là thành phố Hồ Chí Minh, việc lấy lại sự thông thoáng cho lòng đường, vỉa hè đang được triển khai thực hiện một cách rất quyết liệt.

Đồng chí Nguyễn Văn Viện - Phó Cục trưởng Cục Thi hành án Dân sự tỉnh (bên trái) chỉ đạo nghiệp vụ công tác thi hành án với cán bộ Phòng Kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo.

YBĐT - Bám sát Chương trình công tác của Bộ Tư pháp, Chương trình trọng tâm công tác thi hành án dân sự (THADS) của Tổng cục THADS, năm 2016 vừa qua, Cục THADS tỉnh đã triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ công tác chuyên môn đạt kết quả cao. Do đó, các cơ quan THADS trong tỉnh đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi hành về việc, về tiền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục