Chấp hành an toàn vệ sinh lao động ở Lục Yên: Trách nhiệm không riêng doanh nghiệp và người lao động

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/4/2017 | 6:48:23 AM

YBĐT - Nhắc đến Lục Yên, người ta thường nói về vùng đất của đá hoa trắng với trữ lượng lớn phục vụ xuất khẩu và làm đồ mỹ nghệ đạt chất lượng cao. Lợi ích kinh tế đã rõ nhưng mặt trái của nó lại khiến Lục Yên khó khăn trong nhiều lĩnh vực xã hội, nhất là vấn đề an toàn vệ sinh lao động, phòng tránh tai nạn lao động.

Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong một chuyến kiểm tra công tác quản lý, khai thác, chế biến khoáng sản tại huyện Lục Yên. (Ảnh: B.T)
Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong một chuyến kiểm tra công tác quản lý, khai thác, chế biến khoáng sản tại huyện Lục Yên. (Ảnh: B.T)

Tài nguyên, khoáng sản là một trong những tiềm năng, thế mạnh của huyện Lục Yên. Giờ đây, khi nhắc đến Lục Yên, người ta thường nói về vùng đất của đá hoa trắng với trữ lượng lớn phục vụ xuất khẩu và làm đồ mỹ nghệ đạt chất lượng cao.

Phát huy lợi thế của mình với nguồn tiềm năng thiên nhiên ban tặng đã tạo cơ hội cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lục Yên. Lợi ích kinh tế đã rõ nhưng mặt trái của nó lại khiến Lục Yên khó khăn trong nhiều lĩnh vực xã hội, nhất là vấn đề an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phòng tránh tai nạn lao động (TNLĐ).

Xác định được những nguy cơ gây mất ATVSLĐ trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản - lĩnh vực mà tỉnh và huyện Lục Yên khuyến khích phát triển nên nhiều năm qua, các cơ quan chức năng của tỉnh, địa phương đã phối hợp tốt với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, nhất là doanh nghiệp sản xuất, chế biến đá hoa trắng trên địa bàn huyện, tổ chức tuyên truyền, quản lý và kiểm tra tình hình công tác an toàn.

Do đó, việc tuyên truyền, tập huấn, trang bị bảo hộ lao động, quản lý vật liệu nổ trong các đơn vị khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn huyện đã được một số doanh nghiệp thực hiện khá tốt, hạn chế được TNLĐ và thiệt hại do TNLĐ gây ra. Đặc biệt, nhiều đơn vị đã xây dựng kế hoạch bảo đảm ATVSLĐ, phương án bảo đảm các điều kiện an toàn lao động, phần lớn các doanh nghiệp theo dõi kiểm tra nhật ký về ATVSLĐ…

Năm 2016, một số đơn vị như: Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt Nam, Công ty TNHH Khai thác và Chế biến đá Việt Long, Công ty TNHH Khai thác đá Hoàng Tuân, Công ty cổ phần Đầu tư SPG - Chi nhánh tỉnh Yên Bái… đã tham gia lớp huấn luyện ATVSLĐ và đã được cấp giấy chứng nhận an toàn lao động.

Lao động tại các cơ sở nhỏ chế tác đá ở Lục Yên cần được quan tâm về các chế độ bảo hộ lao động, bảo đảm môi trường làm việc an toàn.

Bà Hoàng Thị Thủy - Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) huyện Lục Yên cho biết: “Do đặc thù của ngành khai thác, chế biến khoáng sản luôn có nguy cơ mất an toàn lao động rất cao nên trong những năm qua, với chức năng của mình, Phòng LĐTB&XH Lục Yên đã đặc biệt quan tâm và thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc công tác ATVSLĐ theo đợt như Tuần lễ ATVSLĐ. Cùng với đó, Phòng còn phối hợp thực hiện huấn luyện, tuyên truyền pháp luật về lao động, hướng dẫn thủ tục khi có TNLĐ xảy ra…”.

Mặc dù công tác ATVSLĐ đã thu hút được sự quan tâm của người sử dụng lao động, người lao động và toàn thể xã hội, các cấp, các ngành, các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn đã cơ bản chấp hành các quy định của pháp luật về lao động, đảm bảo ATVSLĐ, phòng chống TNLĐ… nhưng do địa bàn rộng, các doanh nghiệp không tập trung, một số nhà máy, xưởng sản xuất, mỏ khai thác nằm cách xa trụ sở doanh nghiệp như Công ty cổ phần Khoáng sản Phan Thanh, Công ty TNHH Đá cẩm thạch An Phú, Công ty cổ phần Đầu tư SPG - Chi nhánh tỉnh Yên Bái… đã làm ảnh hưởng đến công tác kiểm tra.

Một số doanh nghiệp, nhất là các cơ sở chế tác đá nhỏ chưa nhận thức đầy đủ về công tác ATVSLĐ. Trên địa bàn huyện vẫn còn doanh nghiệp chưa phân loại lao động theo danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thực hiện chế độ cho người lao động theo quy định, chưa xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm, chưa kiểm định máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, chưa bố trí cán bộ làm công tác y tế tại doanh nghiệp…

Qua đợt kiểm tra tại Công ty TNHH Phúc Hưng, tổ 5, thị trấn Yên Thế của đoàn kiểm tra Sở LĐTB&XH vào tháng 8/2016 cho thấy, dù đã thực hiện khá tốt các chính sách như: ký kết hợp đồng lao động, thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi, tiền lương và trả công… nhưng với công tác ATVSLĐ, doanh nghiệp lại thực hiện chưa thực sự tốt. Công ty đã cấp phát bảo hộ lao động cho người lao động nhưng lại chưa có sổ cấp phát bảo hộ lao động, chưa tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, chưa thực hiện huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động… Do môi trường làm việc nguy hiểm nên một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lục Yên vẫn để xảy ra TNLĐ.

 

Tiếng ồn, độ ẩm, bụi là môi trường làm việc của người lao động trong ngành khai thác và chế biến đá hoa trắng Lục Yên.

Trong năm 2015 - 2016, Công ty TNHH Khai thác đá Hoàng Tuân xảy ra 1 vụ tai nạn làm 1 người bị thương; Chi nhánh Công ty cổ phần Đầu tư Vạn Khoa để xảy ra 2 vụ tai nạn làm 2 người chết; Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt Nam xảy ra 1 vụ làm 1 người chết, 2 người bị thương…

Làm tốt công tác VSATLĐ sẽ phòng tránh được TNLĐ, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của công dân, góp phần để kinh tế - xã hội địa phương phát triển bền vững.

Vì vậy, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan chuyên môn của huyện Lục Yên cần khẳng định mạnh mẽ hơn nữa vai trò của mình, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện Luật ATVSLĐ, chú trọng tập huấn, bồi dưỡng  nghiệp vụ công tác ATVSLĐ đối với người sử dụng lao động và cán bộ làm công tác ATVSLĐ ở các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác ATVSLĐ, đặc biệt là trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp, cần tăng cường công tác tự kiểm tra, rà soát, phát hiện những nguy cơ mất an toàn và xây dựng kế hoạch phòng ngừa ngay tại các phân xưởng, tổ, đội sản xuất; người sử dụng lao động cần nâng cao trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, không ngừng cải thiện môi trường, điều kiện lao động để người lao động được làm việc trong môi trường an toàn nhất nhằm giảm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp; tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật về công tác ATVSLĐ.

Vì sức khỏe của mình và cộng đồng, người lao động cần nâng cao ý thức tự giác thực hiện nghiêm các quy định về ATVSLĐ, chủ động, tích cực tham gia cùng với người sử dụng lao động trong thực hiện các biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ mình và cộng đồng tránh khỏi các nguy cơ, rủi ro về TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.

Khánh Linh

Các tin khác

Dự báo khoảng sáng sớm ngày 12-4, một đợt không khí lạnh từ lục địa Trung Quốc tràn xuống Bắc Bộ, sau đó là các tỉnh Trung Bộ gây mưa, mưa rào và dông rải rác. Nắng nóng ở miền Bắc, bắc Trung Bộ chấm dứt.

Ảnh minh họa.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa chính thức ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ. Quy chế này có hiệu lực từ 18/5/2017, thay thế quy chế ban hành năm 2009 và được sửa đổi, bổ sung năm 2012.

Lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Văn Yên trao đổi với các đoàn viên thanh niên về vấn đề khởi nghiệp.

YBĐT - Hiện nay, toàn huyện có trên 20 mô hình thanh niên, tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên được thành lập và hoạt động có hiệu quả, tạo việc làm, thu nhập ổn định hàng năm từ 50 - 300 triệu đồng.

Cán bộ dân số xã Báo Đáp tư vấn biện pháp tránh thai hiện đại đến các hộ gia đình.

YBĐT - Cứ vào ngày mùng 2 hàng tháng, cán bộ dân số, nhân viên y tế, cộng tác viên dân số ở Báo Đáp đều đến các hộ gia đình để tư vấn và cấp phát các phương tiện tránh thai hiện đại. Còn ngày mùng 9 hàng tháng thì tổ chức truyền thông tư vấn cho phụ nữ mang thai tại Trạm Y tế xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục