Áp dụng cơ chế đặc thù trong đào tạo các ngành về du lịch

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/10/2017 | 12:57:23 PM

Các cơ sở đào tạo về du lịch sẽ được linh hoạt trong đào tạo, tự quyết định chỉ tiêu theo nhu cầu xã hội, được khuyến khích đào tạo văn bằng hai, liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo và công nhận văn bằng, chứng chỉ của nhau.

Du khách quốc tế thăm quan tại Hà Nội.
Du khách quốc tế thăm quan tại Hà Nội.

Các chuyên gia khi tham gia giảng dạy tại trường được tính là giảng viên cơ hữu khi xác định chỉ tiêu tuyển sinh.

Đó là một vài trong rất nhiều chính sách đặc thù sẽ được áp dụng cho các trường đại học, học viện đào tạo các ngành về du lịch được quy định trong công văn số 4929 /BGDĐT-GDĐH vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.

Trường tự quyết chỉ tiêu theo nhu cầu thị trường

Các cơ sở đào tạo du lịch sẽ được hưởng cơ chế, chính sách ưu tiên ở nhiều phương diện, từ hình thức đào tạo đến quy mô tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh, đội ngũ nhân sự…

Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các trường thực hiện hình thức đào tạo văn bằng thứ hai ngành du lịch. Các cơ sở đào tạo linh hoạt mở ngành đào tạo nhân lực du lịch theo nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế.

Các cơ sở đào tạo liên kết đào tạo với doanh nghiệp được tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo hướng mở rộng quy mô đối với các ngành đào tạo về du lịch, mở rộng chỉ tiêu đào tạo văn bằng hai trình độ đại học của các ngành này.

Trên cơ sở tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp, phân tích mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên tốt nghiệp nhóm ngành du lịch, các cơ sở đào tạo xác định chỉ tiêu tuyển sinh, điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp với thị trường lao động ngành du lịch.

Bộ cũng khuyến khích sinh viên đã tốt nghiệp các ngành khác được chuyển sang học văn bằng thứ hai các ngành du lịch tại các cơ sở đào tạo du lịch. Chỉ tiêu và điều kiện tiếp nhận do thủ trưởng các cơ sở đào tạo đại học quy định theo hướng phù hợp với thị trường lao động và sự tự nguyện của người học...

Chuyên gia được tính như giảng viên cơ hữu

Về nhân sự, các trường có thể mời chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý…(gọi chung là chuyên gia) có kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp của doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực du lịch, đặc biệt là giảng dạy, hướng dẫn các nội dung liên quan đến các kỹ năng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Trên cơ sở thống nhất với doanh nghiệp đối tác về tỷ lệ thời gian tham gia đào tạo của các chuyên gia, cơ sở đào tạo được tính các chuyên gia là giảng viên cơ hữu phù hợp với tỷ lệ thời gian tham gia đào tạo để xác định chỉ tiêu tuyển sinh các ngành du lịch.

Các trường cũng được tính cả chuyên gia là các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia quốc tế về du lịch là giảng viên cơ hữu khi họ tham gia công tác đào tạo ở các cơ sở đào tạo đại học.

Điều chỉnh chương trình đào tạo theo hướng mở

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu các trường phải đổi mới chương trình, nội dung, hình thức đào tạo.

Theo đó, chương trình đào tạo của các ngành phải điều chỉnh theo hướng mở, dễ dàng chuyển đổi, liên thông.

Chương trình sẽ bao gồm các học phần cốt lõi và các học phần tự chọn. Trong đó, các học phần cốt lõi nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng nền tảng của ngành đào tạo.

Các học phần tự chọn theo hướng chuyên sâu về các lĩnh vực du lịch theo vùng miền, khu vực địa lý, loại hình du lịch... Thời gian đào tạo có thể rút ngắn.

Về nội dung đào tạo, các trường phải tăng thời gian đào tạo thực hành, thực tập tại doanh nghiệp. Cơ sở đào tạo tự chủ lựa chọn doanh nghiệp đối tác và chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng và năng lực tham gia đào tạo của doanh nghiệp đối tác trong quá trình phối hợp đào tạo và tổ chức cho sinh viên thực hành, thực tập.

Bộ khuyến khích các cơ sở đào tạo công nhận tín các học phần, chỉ của nhau, phối hợp xây dựng nguồn học liệu dùng chung đặc biệt là nguồn học liệu điện tử.

Trong quá trình đào tạo, trường phải hợp tác với doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực du lịch để dự báo nhu cầu lao động, xây dựng chuẩn đầu ra và đào tạo sinh viên có kỹ năng đáp ứng yêu cầu ngành nghề.

Thống kê tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp 1 năm

Bên cạnh việc đào tạo sinh viên của mình, các trường khi được áp dụng cơ chế đặc thù cũng phải tham gia hỗ trợ đào tạo, phát triển nhân lực ngành du lịch nói chung.

Hoạt động này thể hiện bằng việc trường tăng cường tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng, tăng cơ hội tìm việc làm cho sinh viên ngành du lịch đã tốt nghiệp.

Trường cũng phải thống kê tỷ lệ có việc làm của sinh viên sau 12 tháng tốt nghiệp các ngành du lịch và công khai trên trang thông tin điện tử của mình.

Bộ cũng khuyến khích các trường đẩy mạnh hợp tác quốc tế, liên kết với các trường đại học của các nước phát triển để đào tạo các ngành du lịch.

Để được hưởng các chính sách, cơ chế đặc thù nêu trên, các cơ sở đào tạo ngành du lịch áp dụng phải xây dựng Đề án đào tạo nhân lực du lịch (giai đoạn 2017-2020), đăng tải công khai trên  trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo và gửi Đề án về Bộ Giáo dục và Ðào tạo.

Sau 3 năm triển khai Đề án, các cơ sở đào tạo ngành du lịch đánh giá kết quả thực hiện cơ chế đặc thù, báo cáo và đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tiếp tục thực hiện hoặc điều chỉnh các quy định.
 
(Theo TTXVN)

Các tin khác
Ông Trần Tú Khánh- Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ GD&ĐT.

Ông Trần Tú Khánh - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD&ĐT) chính thức thông tin về tăng học phí năm học 2020 - 2021 đối với các cơ sở giáo dục đại học (ĐH).

Nhờ được Dự án hỗ trợ mua thẻ BHYT nên nhiều người thuộc diện cận nghèo có điều kiện đi khám, chữa bệnh.

YBĐT - Từ năm 2014, huyện Văn Yên được triển khai thực hiện Dự án " Hỗ trợ y tế các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Đông Bắc Bộ” (gọi tắt là Dự án Norred). Dự án được triển khai 3 hợp phần, đầu tư trực tiếp vào cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và tạo điều kiện để người dân đến các cơ sở y tế.

Lãnh đạo Công an huyện Mù Cang Chải kiểm tra địa bàn, nắm bắt tình hình an ninh trật tự trong nhân dân.

YBĐT - Số vụ buôn bán người có chiều hướng gia tăng trên địa bàn huyện Mù Cang Chải thời gian gần đây đang đặt ra cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán người của lực lượng Công an huyện nhiều khó khăn, thách thức mới.

Cán bộ y tế thành phố Yên Bái phát tài liệu chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi phường Nam Cường.

YBĐT - Ngày 24/4/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 544/QĐ-TTg lấy tháng 10 hàng năm là "Tháng hành động vì người cao tuổi (NCT) Việt Nam”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục