Trường PTDTBT TH&THCS Làng Nhì: Nỗ lực vượt khó nâng cao chất lượng giáo dục

  • Cập nhật: Thứ sáu, 4/5/2018 | 2:02:07 PM

YBĐT - Cách quốc lộ 32 không xa, dù đã được trải nhựa 70% nhưng với con đường dốc ngược treo leo một bên là vực, một bên là núi thì việc di chuyển đến Trường PTDTBT TH&THCS Làng Nhì vẫn phải mất cả giờ đồng hồ.

Vượt qua mọi khó khăn về cơ sở vật chất, Trường PTDTBT TH&THCS Làng Nhì luôn nỗ lực vượt qua những khó khăn, quan tâm, chăm lo tốt cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục.
Vượt qua mọi khó khăn về cơ sở vật chất, Trường PTDTBT TH&THCS Làng Nhì luôn nỗ lực vượt qua những khó khăn, quan tâm, chăm lo tốt cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục.

Những năm qua, bằng tấm lòng yêu nghề, tình yêu thương học trò vùng cao, các thầy, cô giáo Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học và Trung học cơ sở (TH&THCS) Làng Nhì, huyện Trạm Tấu đã nỗ lực vượt qua những khó khăn, thiếu thốn, nâng cao chất lượng đào tạo, phấn đấu thi đua dạy tốt, học tốt.

Cách quốc lộ 32 không xa, dù đã được trải nhựa 70% nhưng với con đường dốc ngược treo leo một bên là vực, một bên là núi thì việc di chuyển đến Trường PTDTBT TH&THCS Làng Nhì vẫn phải mất cả giờ đồng hồ.
 
Tươi cười đón khách, thầy Nguyễn Danh Trí Quảng - Hiệu trưởng nhà trường hồ hởi dẫn chúng tôi đi thăm quan phòng học, phòng ăn, nhà ở bán trú. Điều ấn tượng nhất là sự sạch sẽ, gọn gàng từ phòng học kiên cố, phòng học tạm, đến nhà ăn, bếp nấu, học sinh cũng được chăm chút quần áo, đầu tóc gọn gàng.
 
Thầy Quảng cho biết, năm học 2017 - 2018, Trường có 504 học sinh, 100% học sinh là đồng bào dân tộc Mông, hoàn cảnh gia đình khó khăn. Năm học này, nhà trường tiếp tục thực hiện Đề án rà soát, sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020. 

"Trước kia Trường có 6 điểm trường, đến nay có 2 điểm trường, 1 điểm chính tại thôn Nhì trên và 1 điểm lẻ ở thôn Chống Tầu. Tiến hành sáp nhập các điểm trường, nhà trường gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chất. Đặc biệt, số phòng ở học sinh, phòng công vụ giáo viên vừa thiếu vừa không bảo đảm, đội ngũ giáo viên và nhân viên còn thiếu nhiều ở bậc THCS" - thầy Quảng nói.

Mặc dù vậy, với tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, nhà trường đã khắc phục mọi khó khăn. Từ đầu tháng 7/2017, tập thể cán bộ giáo viên và nhân viên đã tình nguyện góp công sức vận chuyển, tu sửa nhà lớp học, nhà ở cho học sinh đảm bảo đủ số phòng học và chỗ ở cũng như các điều kiện phục vụ công tác giảng dạy, học tập. Đến nay, Trường có 8 phòng học kiên cố, 2 phòng bán kiên cố, 10 phòng học tạm; có 16 bộ thiết bị dạy học; 420 bộ sách giáo khoa. 

Là giáo viên từ vùng thấp lên Làng Nhì dạy học, vượt qua khó khăn của việc xa gia đình, thiếu thốn cơ sở vật chất, cô giáo Hà Ngọc Yến, giáo viên chủ nhiệm lớp 1B bán trú chia sẻ, làm công tác dạy học bậc TH đã vất vả, ở vùng cao càng vất vả hơn. Các em học sinh lớp 1 đi học các thầy cô đều coi như con em mình, ngoài dạy kiến thức còn dạy các em cách vệ sinh cá nhân, đánh răng, rửa mặt, chải đầu. 

"Hàng ngày, để trông coi, chăm sóc các em học sinh bán trú, nhà trường phân công 7 người trực/ ca, trực 24/24h. Trong đó, có 1 đồng chí trong Ban Giám hiệu, 6 giáo viên, 1 nhân viên, 1 đồng chí cán bộ. Vất vả nhưng thấy các em học tốt, khỏe mạnh là tất cả chúng tôi đều vui và lấy đó làm động lực tiếp tục công tác thật tốt" - cô Yến kể.
 
Không chỉ vậy, nhà trường còn tổ chức tốt các bữa ăn ở trường cho học sinh với thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đẩy mạnh phong trào thi đua "Dạy tốt, Học tốt”, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tiến hành khảo sát chất lượng, phân loại đối tượng học sinh để có kế hoạch giúp đỡ những học sinh thuộc diện cần được quan tâm đặc biệt về học lực. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả việc tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Chú trọng thực hiện lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, giáo dục ngoài giờ trên lớp, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống trong các môn học và các hoạt động giáo dục khác. Đặc biệt, điều kiện sinh hoạt và học tập của các em học sinh luôn được Ban Giám hiệu, các thầy cô quan tâm sát sao, không để các em vì khó khăn mà phải bỏ học giữa chừng.
 
Em Giàng Thị Ly, học sinh lớp 9A cho biết: "Nhà em ở xa, em học bán trú, 1 tháng mới về nhà 1 lần, ở đây các thầy cô rất quan tâm, chăm lo cho chúng em. Trong học tập được các thầy cô chỉ bảo, kèm cặp em cũng tiến bộ nhiều. Ngoài học các môn chính, em còn được tham gia các hoạt động ngoại khóa rất vui và bổ ích, em thấy mình bạo dạn hơn, không còn rụt rè khi đứng trước đám đông và gặp người lạ…".

Những nỗ lực khắc phục mọi khó khăn của thầy và trò Trường PTDTBT TH&THCS Làng Nhì đã đem lại nhiều kết quả đáng mừng. Năm học 2016 - 2017, tỷ lệ học sinh chuyển cấp đạt 100%; bậc TH học sinh lên lớp và hoàn thành chương trình đạt 100%; tỷ lệ học sinh khá, giỏi bậc THCS đạt 37%, tăng 12% so với năm học trước; xếp loại hạnh kiểm khá đạt 95%, tăng 3% so với năm học trước; có 4 học sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp huyện.

Tập thể nhà trường được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái tặng giấy khen trong Phong trào thi đua "Hai tốt”; 12 giáo viên được Liên đoàn Lao động huyện tặng giấy khen; 15 giáo viên đạt danh hiệu "Giáo viên dạy giỏi cấp trường”. Những kết quả ấy là minh chứng cho sự vượt khó, tất cả vì sự nghiệp trồng người của thầy và trò nhà trường nơi vùng cao xa xôi này.

Lê Thương

Các tin khác

YBĐT - Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động ở Yên Bái được thực hiện với nhiều nội dung, phương pháp, hình thức phong phú, ngày càng đổi mới và hoàn thiện, phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực. 

Cán bộ BHXH Văn Chấn cùng đơn vị sử dụng lao động rà soát sổ BHXH cho người lao động.

YBĐT - Tính đến hết tháng 4/2018, toàn huyện đã rà soát và bàn giao được trên 4.500 sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, đạt gần 90%.

Đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh (ngoài cùng bên trái) trao hỗ trợ

YBĐT - Trước thềm Đại hội Công đoàn tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiều đoàn viên, người lao động đã gửi gắm những tâm tư, kỳ vọng đầy tâm huyết.

Tham gia sinh hoạt tại cơ sở, cán bộ công đoàn chuyên trách đã kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động. (Trong ảnh: Đồng chí Nguyễn Ngọc Lan -  Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh (bên phải) cùng cán bộ Công đoàn Các khu công nghiệp tỉnh thăm công nhân lao động Công ty TNHH Daeseung Global, Cụm công nghiệp Thịnh Hưng, huyện Yên Bình).

YBĐT - Năm 2015, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 158 về quy định cán bộ công đoàn chuyên trách tham gia sinh hoạt và hoạt động tại các loại hình công đoàn cơ sở (CĐCS) (gọi tắt là Quyết định số 158) với mục đích lắng nghe cơ sở, giúp cơ sở và học cơ sở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục