Hưởng ứng Ngày Toàn dân Phòng cháy, chữa cháy (4/10)

Phòng cháy tốt, chữa cháy giỏi

  • Cập nhật: Thứ tư, 3/10/2018 | 8:07:00 AM

YBĐT - Ngày 4/10/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 53 ban hành Pháp lệnh việc quy định quản lý Nhà nước đối với công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC).

Cán bộ Công an huyện Mù Cang Chải hướng dẫn người dân sử dụng bình chữa cháy.
Cán bộ Công an huyện Mù Cang Chải hướng dẫn người dân sử dụng bình chữa cháy.

Đây là dấu mốc lịch sử quan trọng đối với công tác PCCC. Bản Pháp lệnh nêu rõ: "PCCC là để bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng tài sản của nhân dân; bảo vệ sản xuất với an ninh trật tự; đồng thời, cũng khẳng định công tác PCCC là nghĩa vụ và trách nhiệm của toàn dân và của toàn xã hội”. Ngày 2/6/1996, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 369 xác định hàng năm lấy ngày 4/10 là "Ngày Toàn dân PCCC”.

Vận dụng quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong công tác PCCC là: huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động PCCC, trong hoạt động PCCC lấy phòng ngừa là chính và mọi hoạt động PCCC trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ. Điều đó đồng nghĩa với việc phải đẩy mạnh phong trào quần chúng PCCC, làm tốt việc PCCC từ mỗi gia đình, thôn, ấp, bản, tổ dân phố mà đỉnh cao của phong trào được xác định vào "Ngày Toàn dân PCCC" - 4/10 hàng năm đã được ghi trong Luật PCCC.
 
Thực hiện việc này, nhiều khu dân cư, chợ có nguy cơ cháy cao đã tổ chức họp dân, hộ kinh doanh đạt hiệu quả tốt. Nhân dân hay hộ kinh doanh nhiều nơi đã tự tháo dỡ vật cản, tạo khoảng cách chống cháy lan, đóng góp kinh phí để mua sắm phương tiện và củng cố các điều kiện PCCC.

Thời gian qua, nhiều địa phương đã xây dựng, phát triển, nhân rộng các mô hình PCCC, như: "Nhà tôi có bình chữa cháy”, "Đăng ký không để xảy ra cháy”, "Hộp thư PCCC”, "Cụm cơ quan, doanh nghiệp an toàn về PCCC”, "Cụm dân cư an toàn PCCC”, "Cụm công nghiệp an toàn PCCC”, "Một ngày làm lính chữa cháy”... gắn với biểu dương và nhân rộng điển hình tiên tiến về PCCC.
 
Trong điều kiện kinh tế thị trường, việc xây dựng và duy trì các phong trào tuy có khó khăn nhưng phong trào toàn dân tham gia công tác PCCC vẫn được duy trì và đẩy mạnh. Việc củng cố, kiện toàn, đào tạo, hướng dẫn, huấn luyện nghiệp vụ lực lượng PCCC tại chỗ (dân phòng, cơ sở, chuyên ngành) đã được các cấp, các ngành, từng cơ sở, nhất là lực lượng cảnh sát PCCC tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
 
Nhờ có phong trào quần chúng PCCC hoạt động hiệu quả nên nhiều sơ hở, thiếu sót có nguy cơ gây cháy ở các cơ sở sản xuất và khu dân cư đã được phát hiện, khắc phục kịp thời. Lực lượng dân phòng và PCCC cơ sở đã phối hợp với nhân dân phát hiện và dập tắt trên 50% tổng số vụ cháy xảy ra hàng năm, ngăn chặn nguy cơ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng, góp phần kiềm chế sự gia tăng về số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra so với tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của xã hội; xây dựng thế trận PCCC, trong đó tổ chức bố trí lực lượng rộng khắp và theo từng đơn vị tuyến, địa bàn trọng điểm.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thẳng thắn nhìn nhận, công tác PCCC vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập, nguy cơ xảy ra cháy vẫn rất lớn. Thống kê cho thấy, bình quân mỗi năm, cả nước xảy ra khoảng 3.000 vụ cháy, gây thương vong cho hàng trăm người và thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.
 
Là tỉnh miền núi nhưng Yên Bái đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tốc độ phát triển nhanh. Đi kèm với đó là nguy cơ cháy vẫn ở mức cao bởi nhu cầu sử dụng hóa chất gây cháy, nổ ngày càng nhiều; việc sử dụng hệ thống điện còn nhiều bất cập, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy; ý thức trách nhiệm của một bộ phận người dân và một số cơ quan, doanh nghiệp trong việc PCCC còn hạn chế...
 
Cùng với việc hoàn thiện chính sách pháp luật liên quan đến công  tác PCCC, đầu tư xây dựng lực lượng và phương tiện PCCC, chúng ta cần tăng cường công tác tuyên truyền để mỗi người dân, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác PCCC để khẩu hiệu "Phòng cháy tốt, chữa cháy giỏi” thực sự đi vào cuộc sống, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ an toàn tính mạng tài sản của Nhà nước và nhân dân.

Tấn Đạt

Các tin khác
Người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai dựng nhà tại khu tái định cư bản Ngoa, xã Phúc Sơn.

YBĐT - Sau những thiệt hại rất lớn về người và tài sản do bão lũ, người dân huyện Văn Chấn lại phải đối mặt với nguy cơ sạt lở đất trên diện rộng, buộc hàng trăm hộ phải di dời. Với quyết tâm tạo điều kiện tốt nhất để các hộ dân sớm ổn định cuộc sống, huyện đã triển khai nhiều giải pháp tích cực.

Ngày hội Hiến máu tình nguyện do Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Yên Bái và Tỉnh đoàn phối hợp tổ chức.

YBĐT - Được thành lập đầu năm 2011, trải qua 7 năm hoạt động, từ một câu lạc bộ nhỏ chỉ 40 thành viên, Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh đã không ngừng phát triển, hiện có 13 chi hội, 4 câu lạc bộ với hơn 900 thành viên. 

Đối tượng Lý A Dì tại cơ quan điều tra.

YBĐT - Huyện Mù Cang Chải có trên 90% đồng bào dân tộc Mông sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo cao, cuộc sống bà con còn gặp nhiều khó khăn, nhận thức hạn chế nên dễ nghe và tin theo lời dụ dỗ của kẻ xấu. Đặc biệt, phụ nữ và trẻ em rất dễ trở thành nạn nhân của những kẻ mua bán người.

Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, nhằm giúp giáo viên, học sinh các nhà trường có định hướng tốt nhất trong tổ chức dạy, học và ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng đề thi tham khảo kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 và sẽ công bố công khai trong thời gian sớm nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục