Thủ tướng yêu cầu quy định rõ việc dùng sách giáo khoa vào trong luật

  • Cập nhật: Thứ sáu, 5/10/2018 | 8:59:11 AM

Trên cơ sở kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 27, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉnh lý dự thảo Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 6 và thông qua tại kỳ họp thứ 7.

Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam in ấn, phát hành sách giáo khoa phục vụ học sinh vào năm học mới 2018-2019.
Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam in ấn, phát hành sách giáo khoa phục vụ học sinh vào năm học mới 2018-2019.

Trong đó, về mục tiêu, tính chất, nguyên lý giáo dục (Điều 2, Điều 3 của dự thảo Luật), đề nghị nghiên cứu bổ sung nội dung "văn hóa" nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam.

Về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, để bảo đảm thống nhất trong quan điểm và phương thức triển khai thực hiện, cần quy định rõ việc lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng ổn định trong giảng dạy và học tập; tránh lãng phí, tạo độc quyền giáo dục trong in, phát hành sách giáo khoa.

Đối với các chính sách, nhất là 2 chính sách mới về không thu học phí đối với trẻ em mầm non 5 tuổi, học sinh trung học cơ sở trường công lập và hỗ trợ đóng học phí đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục (Điều 95 của dự thảo Luật); về nâng chuẩn trình độ đào tạo đối với giáo viên mầm non từ trung cấp sư phạm lên cao đẳng sư phạm (Điều 70 của dự thảo Luật) cần tiếp tục đầu tư đánh giá tác động của các chính sách mới đối với các đối tượng liên quan; quy định rõ điều kiện, thời điểm, lộ trình triển khai, dự kiến nguồn lực thực hiện; làm rõ khả năng bảo đảm ngân sách, cơ sở vật chất và các điều kiện khác khi bổ sung quy định về chính sách học phí cho đối tượng phổ cập, chính sách lương nhà giáo, tín dụng sư phạm, giáo dục hòa nhập...

Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần tiếp tục đánh giá tác động về tính khả thi của các chính sách mới được quy định trong dự thảo Luật khi nguồn lực bảo đảm chỉ giới hạn trong tỷ lệ 20% tổng ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đào tạo. Trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, trước mắt việc thực hiện chính sách ưu tiên trên đối với người học ở vùng miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Về quản trị của cơ sở giáo dục, Thủ tướng đề nghị cân nhắc, nghiên cứu tính khả thi của Hội đồng trường gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ trong các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non. Giữ ổn định hệ thống, bao quát được các loại hình, mô hình cơ sở giáo dục đại học hiện có.

Với Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Thanh thiếu niên và Nhi đồng tiếp tục rà soát các quy định của dự thảo Luật, đặc biệt lưu ý giữ ổn định hệ thống, bao quát được các loại hình, mô hình cơ sở giáo dục đại học hiện có nhưng đồng thời mở hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển lớn mạnh của các trường.

Bên cạnh đó, trong văn bản cần quy định rõ cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện tự chủ; phân định rõ ràng, minh bạch và chế định cụ thể của các trường được tự chủ và trường chưa đủ năng lực thực hiện tự chủ. Trong đó, dự án Luật cần làm rõ mối quan hệ giữa thiết chế Hội đồng trường và Hiệu trưởng, việc phân cấp, ủy quyền giữa Hội đồng trường và Hiệu trưởng; phân định rõ vị trí, vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của từng chủ thể một cách hài hòa để phát huy tối đa ưu thế của tự chủ và bảo đảm chế độ trách nhiệm của cá nhân và của tập thể.

Thủ tướng cũng cho rằng cần làm rõ hơn việc phân cấp, phân quyền giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, giữa trung ương và địa phương để bảo đảm thống nhất trong công tác quản lý nhà nước. Chú trọng công tác kiểm định các cơ sở đào tạo, chương trình đào tạo; quy định rõ điều kiện, tiêu chuẩn, trách nhiệm của tổ chức kiểm định để bảo đảm và nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá chất lượng.
 
(Theo TTXVN)

Các tin khác
Các thành viên CLB “Nam nông dân” với công tác dân số trao đổi kiến thức về dân số - kế hoạch hóa gia đình đến nhân dân.

YBĐT - Câu lạc bộ (CLB) "Nam nông dân” được Hội Nông dân phường Cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ xây dựng từ năm 2013. CLB đặc biệt ấy hướng tới và nêu cao vai trò của nam giới trong việc thực hiện và tuyên truyền công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình.

Người dân mang chó đến tiêm phòng dại miễn phí.

Theo chương trình khống chế và loại trừ bệnh dại trên người (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương), tính đến nay cả nước ghi nhận 67 người bị chết vì bệnh dại tại 24 tỉnh thành phố - tương đương so với cùng kỳ năm 2017.

Cán bộ Phòng khám Đa khoa khu vực Trạm Tấu khám bệnh cho người dân.

YBĐT - Tuy còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế còn thiếu thốn, nhưng trong những năm qua, 7 cán bộ y, bác sỹ của Phòng khám Đa khoa khu vực Trạm Tấu luôn vượt khó thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn.

YBĐT – Sáng 4/10, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Yên Bái phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ XVIII - năm 2018.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục