Văn Chấn chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/2/2019 | 8:09:39 AM

YênBái - Điểm nổi bật trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Văn Chấn những năm gần đây là đào tạo nghề gắn với tạo việc làm mới cho lao động bằng hình thức liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn. 

Lao động nông thôn trên địa bàn huyện Văn Chấn học nghề trồng nấm.
Lao động nông thôn trên địa bàn huyện Văn Chấn học nghề trồng nấm.

Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) ở huyện Văn Chấn luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm, chú trọng. Phần lớn các học viên sau khi học nghề đã phát huy ngành nghề được đào tạo, từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo việc làm và nâng cao thu nhập, từng bước giảm nghèo.

Để thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho LĐNT ngay từ đầu năm, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) huyện đã chủ động tham mưu giúp UBND huyện kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT các xã, thị trấn. 

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền địa phương tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người dân để mở các lớp dạy nghề, tuyên truyền, tư vấn các chính sách về công tác dạy nghề và giới thiệu việc làm thông qua các buổi họp từ xã, thị trấn đến các thôn, bản. 

Để công tác dạy nghề phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng của người dân, hiện nay, Trung tâm đang đưa 17 nội dung dạy nghề vào giảng dạy. Trong đó, nghề phi nông nghiệp như: sửa chữa điện dân dụng, sửa chữa xe máy, may mặc, gò hàn...; nghề nông nghiệp như: trồng trọt, chế biến nông sản, chăn nuôi - thú y, sản xuất rau an toàn, chế biến chè... 

Năm 2018 vừa qua, Phòng LĐ-TB&XH huyện đã phối hợp với các cơ sở dạy nghề trong và ngoài huyện thực hiện nhiều giải pháp để tuyển sinh học nghề ở các cấp, liên thông, liên kết đào tạo và dạy nghề cho 2.704 người, đạt 106,88% kế hoạch; tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau học nghề đạt trên 85%. 

Ông Trịnh Khắc Nghĩa - Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện cho biết, trong công tác dạy nghề thì công tác tuyên truyền, tuyển sinh, thiết bị, vật tư vật liệu thực hành và chất lượng giáo viên là rất quan trọng. Bên cạnh đó là xác định những ngành nghề cần đào tạo, như học nghề nông nghiệp phải phù hợp với việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phục vụ tốt cho công tác xóa đói giảm nghèo; nghề phi nông nghiệp phải gắn với tìm kiếm, bố trí được việc làm sau khi học nghề. 

"Tuy nhiên, chúng tôi đang gặp phải một số khó khăn như: công tác thông tin quảng bá về học nghề còn ít; kinh phí cấp cho vận chuyển trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy còn thấp; thù lao cho giáo viên giảng dạy chỉ phù hợp với các xã vùng thấp…” - ông Nghĩa thông tin.

Điểm nổi bật trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT ở huyện Văn Chấn những năm gần đây là thực hiện đào tạo nghề gắn với tạo việc làm mới cho lao động bằng hình thức liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn. 

Mặt khác, người lao động cũng tự tạo việc làm ngay tại gia đình mình dưới nhiều hình thức như đưa kiến thức được học vào chuyển đổi cây trồng, vật nuôi. 

Điển hình như nghề trồng nấm được phát triển khá mạnh ở xã Sơn A, Phúc Sơn; nuôi lợn ở Phù Nham, Thanh Lương; trạm khắc đá ở Sơn Thịnh... 

Qua tìm hiểu thực tế công tác đào tạo nghề cho LĐNT của huyện Văn Chấn được biết, một số cơ sở tham gia tuyển dụng dạy nghề đang gặp phải một số khó khăn khác như: một số chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo nghề; trên địa bàn huyện không có nhiều công ty, doanh nghiệp tuyển dụng lao động sau khi học nghề; chính sách hỗ trợ dạy nghề còn thấp; đội ngũ giáo viên dạy nghề còn thiếu về số lượng; một số nghề đào tạo chưa đáp ứng được thị trường lao động… ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo cũng như tuyển sinh hàng năm trên địa bàn.

Với nhiều giải pháp tích cực, năm 2019, huyện Văn Chấn phấn đấu đào tạo nghề cho 2.560 LĐNT. Trong đó, cao đẳng nghề 150 người, trung cấp nghề 230 người, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng 1.490 người... Phấn đấu đến năm 2020 nâng tỷ lệ LĐNT được đào tạo nghề trên toàn huyện đạt hơn 60%. 

Công tác đào tạo nghề gắn với giới thiệu việc làm sẽ góp phần đắc lực cho công tác xóa đói giảm nghèo, tăng cường nguồn nhân lực qua đào tạo, đáp ứng các yêu cầu về phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

Thạch Phong

Các tin khác
Cán bộ dân số xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên tuyên truyền phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con.

Hiện nay, 100% huyện, thị, thành phố và 91% xã, phường trên địa bàn tỉnh đang có người nhiễm HIV/AIDS, trong đó, những địa phương có số người nhiễm HIV/AIDS cao là thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn. Người nhiễm HIV có ở mọi lứa tuổi và các thành phần xã hội như: nông dân, trí thức, lao động tự do, học sinh, sinh viên...

 

Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp giúp người lao động yên tâm làm việc.

Năm 2018, nhờ bám sát các chỉ tiêu kế hoạch Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam giao, tập trung chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, BHXH các huyện thị, thành phố xây dựng kế hoạch thu kịp thời, sát với tình hình thực tế tại các địa phương và tích cực mở rộng đối tượng tham gia nên kết quả thu BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) toàn tỉnh Yên Bái đạt hơn 1.487 tỷ đồng, bằng 101% kế hoạch.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính từ đầu năm 2019 đến ngày 20/2/2019, dịch sởi đã bùng phát lan ra 43 tỉnh, thành trên cả nước. Tỉnh Yên Bái đã có 29 trường hợp mắc dịch rải rác ở 7/9 huyện, thị, thành phố trong tỉnh, có 1 ổ dịch sởi với 6 trường hợp mắc tại xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu. Trước tình hình dịch sởi bùng phát hiện nay, phóng viên Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hồng Vân - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Giám đốc Sở Y tế về tình hình dịch sởi cũng như các khuyến cáo để phòng căn bệnh này!

Ảnh minh họa

Vào hồi 11h 25 phút ngày 21/2, trên tuyến đường Cao tốc Nội Bài – Lào Cai tại Km 172, thuộc địa phận thôn Pháo, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên, xảy ra cháy xe chở hóa chất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục