56 tỉnh, thành có dịch sởi

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/3/2019 | 8:51:51 AM

Ngày 12-3, Bộ Y tế cho biết, tính đến nay, tại 56 tỉnh, thành trong cả nước đã ghi nhận có dịch sởi với trên 18.078 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó khoảng 3.000 trường hợp dương tính với virus sởi.

Bệnh nhi sởi đang điều trị tại Bệnh viện sản - nhi tỉnh Yên Bái. (Ảnh: Minh Huyền)
Bệnh nhi sởi đang điều trị tại Bệnh viện sản - nhi tỉnh Yên Bái. (Ảnh: Minh Huyền)

Đáng lưu ý, hiện số người mắc sởi tại nhiều địa phương vẫn chưa có xu hướng giảm. Các trường hợp mắc bệnh tập trung chủ yếu tại vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số sinh sống và tại các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp, mật độ dân cư cao, giao lưu đi lại lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do tiêm vaccine phòng bệnh sởi chưa được thực hiện đầy đủ, cùng với chu kỳ bùng phát bệnh sởi thường xảy ra sau 4 - 5 năm.

Trước dịch bệnh sởi lan rộng và bùng phát mạnh, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa có chỉ thị yêu cầu các địa phương tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh sởi. Trong đó tập trung thống kê đối tượng trong độ tuổi tiêm chủng (tiêm chủng thường xuyên và tiêm chủng chiến dịch) để triển khai tiêm đủ mũi vaccine phòng sởi cho trẻ đạt tỷ lệ ít nhất 95% theo quy mô xã, phường; đảm bảo kinh phí cho các hoạt động tiêm chủng gồm tiêm chủng thường xuyên, tiêm chủng chiến dịch phòng chống dịch sởi; tăng cường giám sát, kiểm soát chặt chẽ, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh trên địa bàn; tổ chức cách ly, khoanh vùng và xử lý triệt để ổ dịch, ngăn chặn không để dịch bệnh lan rộng...

Cùng ngày, Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM thông tin tình hình bệnh sởi, tay chân miệng và sốt xuất huyết (SXH) gia tăng nhanh so với cùng kỳ năm 2018 và chưa có dấu hiệu dừng.

Từ đầu năm đến nay số ca SXH ghi nhận trên địa bàn TP là 9.048 trường hợp, tăng 255% so với cùng kỳ năm 2018 (2.547 trường hợp). Ngành y tế TP ghi nhận 2 trường hợp tử vong do SXH tại quận Tân Phú và huyện Củ Chi. Số ca tay chân miệng ghi nhận 388 trường hợp, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2018 (là 291 trường hợp) và số ca sởi là 1.337 trường hợp, trong khi cùng kỳ năm 2018 chỉ có 3 trường hợp.

Theo bác sĩ Lê Hồng Nga, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, trong tuần qua, có 97 trường hợp sởi nhập viện, số ca sởi đã lan rộng ra 24/24 quận, huyện. Các quận, huyện có nhiều ca bệnh là quận Bình Tân, quận 8 và huyện Bình Chánh. Số trẻ trong độ tuổi từ 18 tháng tuổi đến 10 tuổi mắc sởi chiếm 49% (trong đó: trẻ từ 18 tháng tuổi đến 5 tuổi chiếm 26%, trẻ từ 6-10 tuổi chiếm 23%). 96% bệnh nhân mắc sởi chưa được tiêm chủng và hơn 4% chỉ mới tiêm 1 mũi vaccine phòng bệnh sởi. Ngoài ra còn có 19% bệnh nhân là trẻ dưới 9 tháng (chưa đến tuổi tiêm chủng) không nhận được kháng thể bảo vệ từ mẹ truyền sang.

Để phòng chống dịch sởi, Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM khuyến cáo, mọi người cần chủ động đi tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi, hạn chế tiếp xúc với người có triệu chứng hô hấp, rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng.
(Theo SGGP)

Các tin khác

Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2015 - 2025”  đặt mục tiêu giảm bình quân 2-3%/năm số cặp tảo hôn và 3-5%/năm số cặp kết hôn cận huyết thống đối với địa bàn DTTS có tỷ lệ cao.

Theo kế hoạch, Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2019 sẽ diễn ra từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút ngày 30/3/2019 với thông điệp: "Tiết kiệm năng lượng, bảo vệ Trái đất".

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Chiều 12/3, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019.

Bài viết gần đây nhất của trang Facebook mạo danh Ban Tuyên giáo Trung ương

Trao đổi với báo chí ngày 11/3, Chánh văn phòng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Huy Ngọc khẳng định, cơ quan này không có tài khoản Facebook mang tên: "Ban Tuyên Giáo Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục