Yên Bái: Ngăn chặn bạo lực học đường từ sớm

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/5/2019 | 8:03:17 AM

YênBái - Những biểu hiện phức tạp của các hình thức tội phạm, các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường trong nhà trường là một trở ngại không nhỏ đối với công tác giáo dục - đào tạo và học tập của học sinh, sinh viên mỗi nhà trường.

Môi trường sư phạm lành mạnh tạo điều kiện tốt cho học sinh, sinh viên yên tâm học tập, lao động sáng tạo.
Môi trường sư phạm lành mạnh tạo điều kiện tốt cho học sinh, sinh viên yên tâm học tập, lao động sáng tạo.

Để chủ động trong việc đầy lùi tệ nạn, bạo lực trong môi trường giáo dục, trong những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Yên Bái đã có nhiều hành động thiết thực, hiệu quả, tích cực xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tạo điều kiện tốt cho học sinh, sinh viên trong các nhà trường yên tâm học tập, lao động sáng tạo.

Xác định công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bạo lực học đường có vai trò đặc biệt quan trọng, là cơ hội giáo dục pháp luật, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, ngành GD&ĐT đã chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch chi tiết về việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa và trong giảng dạy chính khóa, chương trình công tác của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trong nhà trường. 

Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến học sinh, sinh viên được thực hiện với phương châm "phòng là chính”, giáo dục để học sinh, sinh viên tránh xa tội phạm, ngăn chặn tội phạm. 

Đồng thời, tổ chức xây dựng thành hệ thống trong trường học nhằm phòng, chống tội phạm và ngăn chặn tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, trong đó các thầy, cô giáo chủ nhiệm giữ vai trò nòng cốt, phối hợp với các tổ chức: Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên, hội cha mẹ học sinh… hỗ trợ tích cực phòng chống tội phạm, bạo lực học đường. 

Bên cạnh đó, ở hầu hết các nhà trường, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên đều được lồng ghép, tích hợp trong các hoạt động tập thể, ngoài giờ lên lớp và ở một số môn học như: Giáo dục công dân, Ngữ văn, Lịch sử… 

Qua các giờ học này, học sinh, sinh viên được tiếp nhận những kiến thức xã hội có ý nghĩa giáo dục sâu sắc về tư tưởng, hành động để hình thành nhân cách tốt; thấy được các trường hợp phạm pháp, nghiện ma túy vừa là nạn nhân vừa là tội phạm, hậu quả của bạo lực học đường... 

Nhiều hoạt động lớn được tổ chức trong các nhà trường, thu hút hàng chục nghìn lượt học sinh, sinh viên tham gia như: Chiến dịch "Học sinh lành mạnh cho chính mình” theo nội dung "2 không, 1 có” (không sử dụng ma túy; không tàng trữ, mua bán ma túy; có tổ chức tuyên truyền tác hại và cách phòng, chống ma túy); "Tuần sinh hoạt công dân”; Phong trào xây dựng "Nhà trường văn hóa – Nhà giáo mẫu mực – Học sinh thanh lịch”; các cuộc thi vẽ tranh, xây dựng góc phòng, chống ma túy học đường…

Để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống, đẩy lùi tệ nạn xã hội và các loại hình tội phạm, phòng, chống bạo lực học đường, ngành GD&ĐT tỉnh đang tiếp tục triển khai Đề án "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 – 2020” đến các cơ sở giáo dục.

Qua đây, tiếp tục chỉ đạo, thường xuyên theo dõi, đôn đốc các đơn vị tăng cường phối hợp công tác bảo đảm an ninh trật tự trong các nhà trường, tăng cường công tác quản lý học sinh, sinh viên; tổ chức sinh hoạt giáo dục pháp luật, các buổi sinh hoạt chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của học sinh, sinh viên; phát huy vai trò của các em trong việc ngăn chặn, tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội và hành vi bạo lực đối với bản thân, bạn bè để kịp thời có biện pháp xử lý; tổ chức cho học sinh, sinh viên ký cam kết không tham gia phạm tội, không mắc các tệ nạn và chấp hành tốt các quy định của pháp luật về an toàn giao thông; tiếp tục phối hợp tốt với các lực lượng chức năng, đặc biệt là lực lượng công an trong gìn giữ an ninh trật tự trong và ngoài trường học, ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường, ngăn chặn bạo lực học đường…

Đồng chí Vương Văn Bằng – Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: "Công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bạo lực học đường trong học sinh, sinh viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục được ngành chú trọng triển khai tới 100% cơ sở giáo dục, nhà trường trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, Sở đã chỉ đạo, hướng dẫn bằng nhiều văn bản liên quan đến công tác này, đặc biệt là tệ nạn ma túy và căn bệnh HIV/AIDS. Bên cạnh đó, các phòng, ban chức năng của ngành cũng thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác này tại các cơ sở giáo dục và nhà trường, góp phần bảo đảm cho các nhà trường có môi trường giáo dục tốt, đẩy lùi mọi loại hình tội phạm, tệ nạn xã hội và tuyên chiến với bạo lực học đường”…

Anh Hải

Tags Yên Bái học sinh bạo lực học đường giáo dục

Các tin khác
Ảnh minh họa

Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đề nghị triển khai cấp bách các giải pháp ứng phó thiên tai diễn biến phức tạp trong những ngày tới.

Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương.

Việc Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ - bệnh viện tư nhân đầu tiên trong cả nước trở thành bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện K góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.

Nhiều tổ chức có các hoạt động thiện nguyện, quyên góp ủng hộ giúp đỡ người hoạn nạn, khó khăn trị giá hàng chục triệu đồng.

Hưởng ứng Tháng nhân đạo 2019, huyện Lục Yên đã và đang tổ chức các hoạt động sôi nổi, thiết thực.

Tiêm chủng cho trẻ tại phòng tiêm Safpo Yên Bái.

Hiện nay, do e ngại về vắc xin 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng, nhiều cha mẹ chọn tiêm dịch vụ vắc xin 5 trong 1, 6 trong 1 cho con em nhưng nguồn cung khan hiếm so với cầu. Nhiều phụ huynh không tiêm được cho con nhưng vẫn chờ để được tiêm vắc xin này khiến cho trẻ bị trì hoãn, thậm chí trì hoãn tiêm chủng quá lâu so với lịch tiêm quy định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục