Hưng Thịnh: Đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/7/2019 | 8:22:02 AM

YênBái - Nếu trước đây bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Hưng Thịnh chỉ trồng lúa thì giờ đã đẩy mạnh trồng rừng, trồng cây ăn quả, phát triển chăn nuôi.

Gia đình bà Hà Thị Râm, thôn Kim Bình không còn nuôi trâu dưới gầm nhà sàn.
Gia đình bà Hà Thị Râm, thôn Kim Bình không còn nuôi trâu dưới gầm nhà sàn.

Xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên có 1.297 hộ, 4.813 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ 40%. Đồng bào dân tộc thiểu số ở Hưng Thịnh sinh sống tập trung tại địa bàn 4/10 thôn: Quang Vinh, Kim Bình, Yên Thuận, Yên Ninh. Trong 4 thôn có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, thôn Quang Vinh, Kim Bình thuộc diện đặc biệt khó khăn. 

Hiện nay, có 52 hộ nghèo, 122 hộ cận nghèo tại 4 thôn này. Khó khăn lớn nhất đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số của địa phương theo đồng chí Hà Văn Lạng - Phó Chủ tịch UBND xã là một số người dân còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước; thu nhập bình quân đầu người thấp hơn so với mặt bằng chung toàn xã; sự kết nối về mặt giao thông chưa thuận tiện do khoảng cách ở xa nhau. Những năm qua, xã tập trung chỉ đạo thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ của Nhà nước dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đồng thời ưu tiên cho các thôn về việc hỗ trợ phát triển sản xuất, trồng rừng… 

Mặt khác, các thôn này cũng được tạo điều kiện ưu tiên tiếp cận các nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện. Tổng dư nợ hiện nay của 4 thôn tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện là hơn 9 tỷ đồng. 

Đối với hai thôn Quang Vinh, Kim Bình thuộc diện đặc biệt khó khăn, các chính sách về bảo hiểm y tế, hỗ trợ học phí cho học sinh, hỗ trợ phát triển sản xuất đối với hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo và hỗ trợ xây dựng hạ tầng kĩ thuật đều được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ. Có sự hỗ trợ của Nhà nước và sự nỗ lực vươn lên của chính đồng bào, cuộc sống của họ đã từng bước tiến bộ, có những thay đổi tích cực. 

Đến nay, kinh tế của các thôn có đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Hưng Thịnh chuyển dịch theo hướng đa dạng, nếu trước đây bà con chỉ trồng lúa thì giờ đã đẩy mạnh trồng rừng, trồng cây ăn quả, phát triển chăn nuôi. Cây ăn quả có múi được người dân 4 thôn tập trung phát triển lên 42 ha với các loại như: cam Vinh, bưởi Diễn, chanh tứ thời. Chăn nuôi trong vùng chủ yếu là đàn gia cầm có 12.618 con và 685 con lợn, 206 con trâu, bò. Đường giao thông cơ bản thuận tiện, đã hoàn thành bê tông hóa 100% trục chính đến các thôn và 70% đường nhánh. Thu nhập bình quân đầu người của 4 thôn trong năm 2018 đạt 28 triệu đồng so với mức chung của xã là 31 triệu đồng. 

Tình hình an ninh trật tự đảm bảo, văn hóa văn nghệ sôi nổi, không có trẻ em trong độ tuổi bỏ học. Đời sống dần nâng cao, nhận thức của người dân cũng thay đổi tích cực, thể hiện ở sự nhiệt tình, trách nhiệm đóng góp xây dựng nông thôn mới. Chuyển biến rõ nét nhất trong cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số là không còn hộ nào chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới gầm nhà sàn như trước đây.

Gia đình bà Hà Thị Râm ở thôn Kim Bình đã từng nuôi trâu dưới gầm sàn nhưng sau này nghe tuyên truyền, vận động của cán bộ xã, của thôn nên bà cũng đã bỏ. Bà Hà Thị Râm cho hay: "Thôi nuôi trâu dưới gầm sàn, thấy sạch sẽ hơn, không khí tốt hơn nên người khỏe khoắn hẳn”. 

Theo chia sẻ của đồng chí Hà Thị Nội - Trưởng thôn Kim Bình thì tất cả hộ chăn nuôi trong thôn đều đã thực hiện đưa gia súc, gia cầm ra khỏi gầm nhà sàn. Điều này không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn giúp nâng cao sức khỏe cho mọi người trong mỗi gia đình. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới và duy trì chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, đây là một việc làm hết sức thiết thực.

Để các thôn có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ngày càng phát triển toàn diện, theo kịp sự phát triển chung của địa phương, Hưng Thịnh tiếp tục quan tâm, vận động bà con chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh phát triển sản xuất… để ổn định, nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nguyễn Thơm

Tags mông thôn mới vận động chuyển dịch cơ cấu cây trồng đẩy mạnh phát triển sản xuất nâng cao thu nhập chất lượng cuộc sống

Các tin khác
Mọi quy hoạch đều được thành phố Yên Bái công khai để nhân dân tham gia ý kiến và tổ chức thực hiện.

Thực hiện nghiêm việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức; các quy định về minh bạch tài sản và thu nhập là hai trong số các giải pháp quan trọng đấu tranh phòng, chống tham nhũng của thành phố Yên Bái.

Dự án sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP đang được triển khai tại xã Minh Tiến (Trấn Yên).

Tỉnh Yên Bái,đã có rất nhiều chính sách cho phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hóa nói chung và sản xuất chuỗi giá trị sản xuất rau an toàn nói riêng. Diện tích rau được công nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn ngày càng được mở rộng.

Quang cảnh Hội nghị

Ngày 24/7, UBND huyện Văn Chấn tổ chức Kội nghị kết luận địa bàn lập bản đồ tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sỹ và tổng kết thực hiện Quyết định 49/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.

Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên Nguyễn Đình Chiến tặng quà gia đình chính sách

Nhân dịp kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh, liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2019), huyện Trấn Yên đã thành lập các đoàn công tác đến thăm hỏi và tặng 1.481 suất quà của Chủ tịch nước, của tỉnh và huyện cho các đối tượng chính sách, người có công trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục