Từ năm 2020, sẽ thi THPT quốc gia nhiều đợt trên máy tính

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/9/2019 | 1:59:59 PM

Theo lộ trình tuyển sinh mà Bộ GD-ĐT đưa ra, giai đoạn 2021-2025, kỳ thi THPT quốc gia cơ bản giữ ổn định, nhưng sẽ có phương thức tổ chức thi trên máy tính, chia làm nhiều đợt.

Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng phát biểu.
Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng phát biểu.

Đây là phương thức đổi mới dự kiến về tổ chức kỳ thi THPT quốc gia được Bộ GD-ĐT báo cáo tại cuộc họp của Hội đồng quốc gia Giáo dục và phát triển nhân lực, ngày 25-9.

Theo ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, đối với phương thức tổ chức thi trên máy tính, thí sinh có thể tham gia dự thi một số đợt trong năm tại các địa điểm của các tổ chức khảo thí độc lập đáp ứng theo quy định của Bộ GD-ĐT. Kết quả của đợt thi nào cao nhất sẽ được lựa chọn sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và có thể được các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tham khảo, sử dụng trong tuyển sinh (nếu có nhu cầu).

Tính khả thi của hoạt động tổ chức thi trên máy tính đã được nghiên cứu và phát triển qua nhiều thập kỷ trên thế giới với các tổ chức khảo thí độc lập của các nước trên thế giới như ETs, ACT... Đối với Việt Nam, thành công của mô hình thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và việc triển khai hoạt động đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam là những tiền đề khả thi cho phương thức tổ chức thi trên máy tính.

Theo lộ trình tuyển sinh mà Bộ GD-ĐT đưa ra, giai đoạn 2021-2025 cơ bản giữ ổn định như kỳ thi THPT quốc gia năm 2019; thực hiện một số điều chỉnh cho phù hợp với thực tế phương thức tổ chức thi và đặc biệt là phương thức tổ chức thi trên máy tính.

Dự kiến, các bài thi bắt buộc như toán, ngữ văn, ngoại ngữ được giữ ổn định như năm 2019; cấu trúc lại các câu hỏi trong các bài thi tổ hợp tự chọn (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) theo chuẩn đầu ra của chương trình, chủ yếu là đánh giá kiến thức, kỹ năng và hướng tiếp cận đánh giá năng lực. 

Các bài thi tổ hợp sẽ được giảm số lượng câu hỏi trong từng bài thi để trở thành bài thi tổng hợp, đồng thời từng bước hoàn thiện thành bài thi tích hợp phù hợp với lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa; mỗi bài thi khi chấm chỉ cho ra một đầu điểm duy nhất, không còn bốn đầu điểm như hiện nay.

Trong quá trình thi, Bộ GD-ĐT chỉ đạo chung, ban hành quy chế, ra đề thi, thanh kiểm tra, giám sát, chủ trì tổ chức chấm thi bài thi trắc nghiệm. UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kỳ thi tại địa phương mình (chỉ đạo sở GD-ĐT chủ trì, phối hợp với các ban, ngành hữu quan thực hiện các khâu in sao đề thi, coi thi, chấm thi bài thi tự luận (nếu có), phúc khảo và xét công nhận tốt nghiệp THPT). Các cơ sở giáo dục đại học được Bộ điều động tham gia các khâu thanh tra, kiểm tra, giám sát các khâu trong quy trình tổ chức kỳ thi, tổ chức chấm thi và phúc khảo bài thi.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Ngôi nhà bị Đặng Văn Hội phát bệnh tâm thần dùng lửa đốt

Vào khoảng 10 giờ sáng 25/9, tại thôn Khe Cạn, xã Yên Thành, huyện Yên Bình, một người dân phát bệnh tâm thần tự phóng hỏa đốt nhà mình.

Toàn cảnh Hội thảo.

Sáng 25/9, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng tỉnh Yên Bái tổ chức Hội thảo Phát huy lợi thế vùng trồng cây thuốc nam trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội địa phương.

Gia đình anh Hà Văn Tiến ở bản Lìm Thái phát triển kinh tế từ làm homestay.

Nằm trên trục quốc lộ 32, xã Cao Phạ (Mù Cang Chải) sở hữu trọn vẹn một bên đèo Khau Phạ lịch sử, hiện là một trong những điểm bay dù lượn đẹp nhất nhì Tây Bắc. Với những thuận lợi đó, hàng năm, Cao Phạ đón hàng chục nghìn lượt du khách thập phương. Đây là cơ hội tốt cho nhân dân trên địa bàn phát triển kinh tế từ du lịch.

Xã Nghĩa An ra mắt Câu lạc bộ Tự quản - Hiệu quả trong PCTN ở cơ sở.

Năm 2018 và 9 tháng đầu năm 2019, xã Nghĩa An (thị xã Nghĩa Lộ) không phát hiện và xử lý trường hợp nào cũng như không có đơn thư khiếu nại về tham nhũng. Có được kết quả này, xã Nghĩa An đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) và thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí theo luật định; nâng cao ý thức, trách nhiệm trong thực hiện công tác PCTN của cán bộ, công chức (CBCC), đặc biệt là người đứng đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục