Bàn giao thêm 25 bác sỹ trẻ về công tác tại vùng khó khăn

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/9/2019 | 2:22:27 PM

25 bác sỹ trẻ khóa 5 được bàn giao trong đợt này về công tác tại vùng khó khăn, trong đó có 15 bác sỹ là người dân tộc Mông, Thái, Tày, Mường và Nùng.

Trao bằng cho các bác sỹ trẻ thuộc dự án.
Trao bằng cho các bác sỹ trẻ thuộc dự án.

Chiều 24/9, Bộ Y tế tổ chức lễ bàn giao 25 bác sỹ trẻ vừa tốt nghiệp khóa đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I khóa 5 trong tổng số 354 bác sỹ đang được đào tạo tại Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y- Dược Huế và Trường Đại học Y- Dược Hải Phòng.

Đây là hoạt động Dự án Thí điểm đưa bác sỹ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo).

25 bác sỹ trẻ khóa 5 được bàn giao trong đợt này, trong đó có 15 bác sỹ là người dân tộc Mông, Thái, Tày, Mường và Nùng. Các bác sỹ thuộc 8 chuyên ngành: chẩn đoán hình ảnh, gây mê hồi sức, hồi sức cấp cứu, ngoại, nhi, nội, phụ sản và y học cổ truyền sẽ được cấp bằng chuyên khoa I và chứng chỉ hành nghề sau đó sẽ tình nguyện công tác về 16 huyện nghèo.

Các bác sỹ bàn giao đợt này về công tác tại các huyện miền núi khó khăn như Sìn Hồ, Mù Cang Chải, Đồng Văn, Xín Mần, Tương Dương, Sốp Cộp… thuộc 10 tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Bắc Kạn, Lai Châu, Lạng Sơn, Phú Thọ, Sơn La và Nghệ An.

Như vậy, với 5 khóa bác sỹ trẻ đã tốt nghiệp, dự án đã bàn giao 77 bác sỹ cho 37 huyện nghèo thuộc 13 tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung.

Báo cáo của các Sở Y tế có huyện nghèo cho thấy, nhu cầu bác sỹ tại 62 huyện nghèo là khoảng 598 người thuộc 15 chuyên khoa, trong đó 7 chuyên khoa có nhu cầu nhiều nhất là khoa nội: 53; khoa ngoại: 49; khoa sản: 55; khoa nhi: 44; khoa hồi sức cấp cứu: 47; khoa truyền nhiễm: 35 và khoa chẩn đoán hình ảnh là 33.

Tại buổi lễ, lãnh đạo Bộ Y tế đã chỉ đạo, giao cho Trường Đại học Y Hà Nội và một số Trường Đại học Y tổ chức đào tạo cho các bác sỹ trẻ tình nguyện tham gia dự án bảo đảm chất lượng, đạt chỉ tiêu vững vàng tay nghề về chuyên môn để đáp ứng được nhu cầu nhằm phục vụ nâng cao công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng phát biểu.

Theo lộ trình tuyển sinh mà Bộ GD-ĐT đưa ra, giai đoạn 2021-2025, kỳ thi THPT quốc gia cơ bản giữ ổn định, nhưng sẽ có phương thức tổ chức thi trên máy tính, chia làm nhiều đợt.

Ngôi nhà bị Đặng Văn Hội phát bệnh tâm thần dùng lửa đốt

Vào khoảng 10 giờ sáng 25/9, tại thôn Khe Cạn, xã Yên Thành, huyện Yên Bình, một người dân phát bệnh tâm thần tự phóng hỏa đốt nhà mình.

Toàn cảnh Hội thảo.

Sáng 25/9, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng tỉnh Yên Bái tổ chức Hội thảo Phát huy lợi thế vùng trồng cây thuốc nam trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội địa phương.

Gia đình anh Hà Văn Tiến ở bản Lìm Thái phát triển kinh tế từ làm homestay.

Nằm trên trục quốc lộ 32, xã Cao Phạ (Mù Cang Chải) sở hữu trọn vẹn một bên đèo Khau Phạ lịch sử, hiện là một trong những điểm bay dù lượn đẹp nhất nhì Tây Bắc. Với những thuận lợi đó, hàng năm, Cao Phạ đón hàng chục nghìn lượt du khách thập phương. Đây là cơ hội tốt cho nhân dân trên địa bàn phát triển kinh tế từ du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục